Sẽ xây dựng Đề án sắp xếp tổ chức lại hệ thống thi hành án dân sự mới trong tháng 6/2025 phải không?
Sẽ xây dựng Đề án sắp xếp tổ chức lại hệ thống thi hành án dân sự mới trong tháng 6/2025 phải không?
Căn cứ theo Mục 8 Kết luận 160-KL/TW năm 2025 quy định như sau:
Tại phiên họp ngày 30/5/2025, sau khi nghe báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương về tình hình, tiến độ thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính từ ngày 25/5 đến ngày 30/5/2025 (Báo cáo số 395-BC/BTCTW ngày 29/5/2025 kèm theo); báo cáo của Đảng ủy Chính phủ về tình hình thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (Báo cáo số 26-BC/ĐU, ngày 29/5/2025); về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (Công văn số 225-CV/ĐU, ngày 27/5/2025), Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận như sau:
[...]
8. Giao Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo các Đảng ủy: Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống thi hành án dân sự (tương tự như đề án toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân) đồng bộ, thống nhất với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (bao gồm hệ thống tổ chức hành chính và tổ chức đảng) bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định trong tháng 6/2025.
[...]
Như vậy, Bộ Chính trị giao Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo Đảng ủy Bộ Tư pháp, Đảng ủy Bộ Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống thi hành án dân sự (tương tự như đề án toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân).
Việc xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống thi hành án dân sự mới phải đồng bộ, thống nhất với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (bao gồm hệ thống tổ chức hành chính và tổ chức đảng) để bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định trong tháng 6/2025.
Xem thêm: Các vi phạm trong lĩnh vực thi hành án dân sự và chế tài xử phạt liên quan được quy định ra sao?
Sẽ xây dựng Đề án sắp xếp tổ chức lại hệ thống thi hành án dân sự mới trong tháng 6/2025 phải không? (Hình từ Internet)
Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự gồm các cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Thi hành án dân sự 2008, hệ thống tổ chức thi hành án dân sự bao gồm:
- Cơ quan quản lý thi hành án dân sự:
+ Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp;
+ Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.
- Cơ quan thi hành án dân sự:
+ Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh);
+ Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện);
+ Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án cấp quân khu).
Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có các nhiệm vụ và quyền hạn dưới đây:
- Quản lý, chỉ đạo về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm:
+ Bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự;
+ Chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn;
+ Kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;
+ Tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
- Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 Luật Thi hành án dân sự 2008.
- Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008.
- Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
- Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 173 Luật Thi hành án dân sự 2008.
- Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu.
- Luật Thi hành án dân sự 2008
- Luật Thi hành án dân sự 2008
- Luật Thi hành án dân sự 2008
- Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014
- Luật Thi hành án dân sự 2008
- Luật Thi hành án dân sự 2008
- Các vi phạm trong lĩnh vực thi hành án dân sự và chế tài xử phạt liên quan được quy định ra sao?
- Bộ Chính trị
- Kết luận 160-KL/TW năm 2025










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hướng dẫn sử dụng mã loại hình G21 như thế nào?
- Mẫu bản cam kết đảm bảo an toàn thi công xây dựng 2025 là mẫu nào?
- Hạn mức tối đa dùng để khuyến mại về giá trị hàng hóa dịch vụ từ 1/7/2025 là bao nhiêu?
- Mẫu số F01 - DNN bảng cân đối tài khoản nộp cho cơ quan thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa có dạng ra sao?
- Hướng dẫn sử dụng mã loại hình G22 như thế nào?