Toàn văn dự thảo Luật Thi hành án dân sự?
Toàn văn dự thảo Luật Thi hành án dân sự?
Bộ Tư pháp đang dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) với 09 chương và 231 điều, trong đó có 50 điều xây dựng mới, 93 điều được sửa đổi, bổ sung (chiếm 52% tổng số điều luật hiện hành).
So với Luật Thi hành án dân sự hiện hành, dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) có nhiều điểm mới. Trong đó, dự thảo sửa đổi, bổ sung quy định về giải thích từ ngữ tại Điều 3 dự thảo Luật Thi hành án dân sự, cụ thể như sau:
(1) Đương sự là người được thi hành án, người phải thi hành án.
(2) Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành.
(3) Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.
Người có tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định là người phải thi hành án trong phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm.
(4) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của đương sự.
(5) Thời hiệu yêu cầu thi hành án là thời hạn mà người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án; hết thời hạn đó thì mất quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án theo quy định của Luật này.
(6) Có điều kiện thi hành án là trường hợp người phải thi hành án có tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ về tài sản; tự mình hoặc thông qua người khác thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
(7) Phí thi hành án là khoản tiền mà người được thi hành án phải nộp khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định.
(8) Chi phí tổ chức thi hành án là các chi phí phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành án, bao gồm chi phí cưỡng chế và chi phí khác.
(9) Mỗi quyết định thi hành án là một việc thi hành án.
(10) Người thân thích là vợ, chồng, con, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, cô, cậu, dì, anh, chị, em của đương sự, của vợ hoặc chồng của đương sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Xem Toàn văn dự thảo Luật Thi hành án dân sự Tải về
Toàn văn dự thảo Luật Thi hành án dân sự? (Hình từ Internet)
Quy trình tổ chức thi hành án dân sự diễn ra như thế nào?
Tại Phần 2 Quy trình tổ chức thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự theo sơ đồ ban hành tại Quyết định 273/QĐ-TCTHADS năm 2017 như sau:
Bước 1: Thụ lý thi hành án dân sự
- Tiếp nhận yêu cầu thi hành án dân sự, bản án, hồ sơ ủy thác thi hành án dân sự
- Kiểm tra, xử lý yêu cầu thi hành án dân sự, bản án, hồ sơ ủy thác thi hành án dân sự
- Ra quyết định thi hành án dân sự, phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành
Bước 2: Tổ chức thi hành án dân sự
- Lập hồ sơ thi hành án dân sự
- Thông báo về thi hành án dân sự
- Xác minh Điều kiện thi hành án dân sự
- Xác định việc chưa có điều kiện thi hành án dân sự, công khai thông tin của người phải thi hành án dân sự chưa có điều kiện thi hành án dân sự
- Tạm đình chỉ thi hành án dân sự, đình chỉ thi hành án, ủy thác thi hành án
- Miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước
- Kiến nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
- Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
- Ra quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự
- Tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự
- Thực hiện thẩm định giá tài sản
- Thực hiện bán đấu giá tài sản
- Tiêu hủy vật chứng; xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước
- Trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự
- Thu tiền, thanh toán tiền thi hành án dân sự; thu phí thi hành án dân sự
- Xác nhận kết quả thi hành án dân sự
- Rà soát hồ sơ thi hành án dân sự
Bước 3: Thẩm tra, lưu trữ hồ sơ thi hành án dân sự
- Thẩm tra hồ sơ thi hành án dân sự
- Lưu trữ hồ sơ thi hành án dân sự
Để được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp cần đạt những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ Điều 18 Luật Thi hành án Dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Thi hành án Dân sự sửa đổi 2014 quy định như sau:
Điều 18. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên
1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
2. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp:
a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;
b) Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;
c) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.
3. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trung cấp:
a) Có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên;
b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên trung cấp.
4. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên cao cấp:
a) Có thời gian làm Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên;
b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên cao cấp.
5. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, là sỹ quan quân đội tại ngũ thì được bổ nhiệm Chấp hành viên trong quân đội.
Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp trong quân đội được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
6. Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên được điều động đến công tác tại cơ quan thi hành án dân sự, người đã từng là Chấp hành viên nhưng được bố trí làm nhiệm vụ khác và có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên ở ngạch tương đương không qua thi tuyển.
7. Trường hợp đặc biệt do nhu cầu bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp; có 10 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp; có 15 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp không qua thi tuyển.
Như vậy, để được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp trong thi hành án dân sự thì cá nhân cần phải đáp ứng một số tiêu chuẩn cơ bản sau:
- Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;
- Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;
- Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.





.jpg)




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Bộ Tài chính có các chương trình công tác nào? Yêu cầu và phân công thực hiện các chương trình công tác của Bộ Tài chính được quy định như thế nào?
- Nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất?
- Hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay quy định ra sao?
- Lịch âm ngày 10 tháng 4 năm 2025? Tử vi tốt xấu ngày 10 tháng 4 năm 2025?
- Trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai thực hiện như thế nào?