Cấu trúc của chương trình đào tạo lĩnh vực pháp luật trình độ đại học hiện nay như thế nào?

Cấu trúc của chương trình đào tạo lĩnh vực pháp luật trình độ đại học hiện nay như thế nào?

Số tín chỉ của Chương trình đào tạo lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học là bao nhiêu?

Tại Tiểu mục Mục 2.4 Mục 2 Chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học ban hành kèm theo Quyết định 678/QĐ-BGDĐT năm 2025 có quy định:

2. CHUẨN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LĨNH VỰC PHÁP LUẬT
[...]
2.4. Khối lượng học tập
Chương trình đào tạo lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học có khối lượng học tập tối thiểu 120 tín chỉ (chưa bao gồm giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành), trong đó kiến thức lý luận chính trị được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các thành phần cơ sở ngành và cốt lõi ngành bắt buộc trong toàn bộ chương trình đào tạo chiếm tối đa 65% tổng số tín chỉ còn lại.

Theo đó, chưa bao gồm giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành thì Chương trình đào tạo lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học có khối lượng học tập tối thiểu 120 tín chỉ.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/27032025/chuong-trinh-dao-tao%20(3).jpg

Cấu trúc của chương trình đào tạo lĩnh vực pháp luật trình độ đại học hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)

Cấu trúc của chương trình đào tạo lĩnh vực pháp luật trình độ đại học hiện nay như thế nào?

Theo quy định tại tiết 2.5.1 Tiểu mục 2.5 Mục 2 Chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học ban hành kèm theo Quyết định 678/QĐ-BGDĐT năm 2025 có nêu:

2. CHUẨN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LĨNH VỰC PHÁP LUẬT
[...]
2.5. Cấu trúc và nội dung của chương trình đào tạo
2.5.1. Các thành phần của chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo được thiết kế đơn ngành, song ngành hoặc ngành chính - ngành phụ, bao gồm thành phần giáo dục đại cương, thành phần cơ sở ngành và cốt lõi ngành, thành phần thực tập và trải nghiệm. Các thành phần của chương trình đào tạo bao gồm kiến thức bắt buộc và tự chọn.
a) Thành phần giáo dục đại cương
Thành phần giáo dục đại cương trang bị cho người học kiến thức cơ bản về chính trị, xã hội, lịch sử, văn hóa, tâm lý và kiến thức lý thuyết, thực tiễn, kỹ năng về công nghệ thông tin, ngoại ngữ cần thiết là nền tảng cho việc tiếp nhận, nghiên cứu và phát triển tri thức về nhà nước và pháp luật, hình thành tư duy lôgic.
Kiến thức bắt buộc thuộc thành phần giáo dục đại cương bao gồm kiến thức về lý luận chính trị, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành; kiến thức xã hội; kiến thức về công nghệ thông tin, ngoại ngữ. Kiến thức bắt buộc cần chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng, lịch sử văn hóa, truyền thống dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.
Tùy theo sứ mạng, chiến lược và định hướng đào tạo, cơ sở đào tạo có thể bổ sung kiến thức bắt buộc khác thuộc thành phần giáo dục đại cương.
b) Thành phần cơ sở ngành và cốt lõi ngành
Thành phần cơ sở ngành và cốt lõi ngành trang bị cho người học kiến thức lý thuyết, thực tiễn, kỹ năng, thái độ và năng lực tự chủ, trách nhiệm cá nhân đáp ứng mục tiêu phát triển nghề nghiệp của người học. Kiến thức thuộc thành phần cơ sở ngành và cốt lõi ngành giúp người học đáp ứng các chuẩn đầu ra về kiến thức lý thuyết và thực tiễn ngành đào tạo; phương pháp học tập suốt đời; kỹ năng cơ bản thực hành nghề luật; mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.
Thành phần cơ sở ngành và cốt lõi ngành bao gồm kiến thức bắt buộc và tự chọn, cụ thể:
- Kiến thức bắt buộc:
Kiến thức bắt buộc thuộc thành phần cơ sở ngành có khối lượng tối thiểu 16 tín chỉ, bao gồm các kiến thức cơ bản, nền tảng về: Lý luận, lịch sử nhà nước và pháp luật; các học thuyết chính trị - pháp lý; nghề luật và đạo đức nghề luật; lập luận và kỹ năng viết trong nghề luật.
Kiến thức bắt buộc thuộc thành phần cốt lõi ngành có khối lượng tối thiểu 44 tín chỉ, cung cấp các kiến thức thực tiễn cơ bản, kiến thức lý thuyết toàn diện, hệ thống, gồm 05 (năm) nhóm chính: (i) Nhóm kiến thức về hiến pháp, pháp luật hành chính; (ii) Nhóm kiến thức về pháp luật hình sự, tố tụng hình sự; (iii) Nhóm kiến thức về pháp luật dân sự, tố tụng dân sự; (iv) Nhóm kiến thức về pháp luật kinh tế; (v) Nhóm kiến thức về pháp luật quốc tế. Kiến thức bắt buộc thuộc thành phần cốt lõi ngành bảo đảm các nội dung về: Luật hành chính và tố tụng hành chính; luật hình sự và tố tụng hình sự; luật dân sự và tố tụng dân sự; luật thương mại; công pháp quốc tế; tư pháp quốc tế; luật phòng, chống tham nhũng; luật hôn nhân và gia đình; sở hữu trí tuệ; tội phạm học; luật lao động; luật tài chính; luật đất đai; luật thương mại quốc tế; pháp luật ASEAN; xây dựng văn bản pháp luật.
Mỗi học phần bắt buộc thuộc thành phần cơ sở ngành và cốt lõi ngành có khối lượng tối thiểu 02 tín chỉ.
Các cơ sở đào tạo bổ sung các kiến thức khác thuộc thành phần cơ sở ngành và cốt lõi ngành bắt buộc, mang đặc thù của ngành đào tạo.
- Kiến thức tự chọn:
Kiến thức tự chọn bao gồm kiến thức cơ sở ngành, cốt lõi ngành, khóa luận tốt nghiệp hoặc kiến thức thay thế khóa luận tốt nghiệp, các nhóm kỹ năng nhằm cung cấp cho người học kiến thức lý thuyết, thực tiễn, kỹ năng, thái độ và năng lực cần thiết phù hợp với định hướng nghề nghiệp tương lai của ngành đào tạo và khả năng thích ứng với môi trường nghề nghiệp thay đổi, đáp ứng nhu cầu xã hội. Khóa luận tốt nghiệp hoặc kiến thức thay thế khóa luận tốt nghiệp có khối lượng tối đa là 10 tín chỉ.
c) Thành phần thực tập, trải nghiệm:
Thành phần thực tập, trải nghiệm là bắt buộc, có khối lượng tối thiểu 07 tín chỉ và tối đa là 15 tín chỉ.
d) Tùy theo sứ mạng, chiến lược và định hướng (nghiên cứu, ứng dụng, nghề nghiệp) của mình, cơ sở đào tạo có thể chủ động phân bố tỷ lệ giữa kiến thức cơ sở ngành, cốt lõi ngành, thực tập, trải nghiệm một cách phù hợp, với điều kiện:
- Kiến thức cơ sở ngành của ngành Luật (mã ngành 7380101) có kiến thức cơ sở ngành tất cả các ngành khác thuộc lĩnh vực Pháp luật (mã ngành: 7380102, 7380103, 7380104, 7380107, 7380108) nhưng phải bảo đảm số tín chỉ của từng ngành không vượt quá 20% tổng số tín chỉ cơ sở ngành;
- Kiến thức cốt lõi ngành của ngành Luật (mã ngành 7380101) có kiến thức cốt lõi ngành tất cả các ngành khác thuộc lĩnh vực Pháp luật (mã ngành: 7380102, 7380103, 7380104, 7380107, 7380108) nhưng phải bảo đảm số tín chỉ của từng ngành không vượt quá 20% tổng số tín chỉ cốt lõi ngành;
- Kiến thức cơ sở ngành của ngành Luật khác (mã ngành: 7380102, 7380103, 7380104, 7380107, 7380108) có thể lựa chọn kiến thức cơ sở ngành của các ngành luật khác nhưng phải bảo đảm tỷ lệ tổng số tín chỉ kiến thức cơ sở ngành của tất cả các ngành luật khác không vượt quá 30% tổng số tín chỉ của kiến thức cơ sở ngành.
- Kiến thức cốt lõi ngành của ngành Luật khác (mã ngành: 7380102, 7380103, 7380104, 7380107, 7380108) có thể lựa chọn kiến thức cốt lõi ngành của các ngành luật khác nhưng phải bảo đảm tỷ lệ tổng số tín chỉ kiến thức cốt lõi ngành của tất cả các ngành luật khác không vượt quá 30% tổng số tín chỉ của kiến thức cốt lõi ngành.
[...]

Theo đó, từ ngày 14/03/2025, thành phần, cấu trúc của chương trình đào tạo lĩnh vực pháp luật trình độ đại học bao gồm: Thành phần giáo dục đại cương; thành phần cơ sở ngành và cốt lõi ngành; Thành phần thực tập, trải nghiệm; tùy theo sứ mạng, chiến lược và định hướng (nghiên cứu, ứng dụng, nghề nghiệp) của mình, cơ sở đào tạo có thể chủ động phân bố tỷ lệ giữa kiến thức cơ sở ngành, cốt lõi ngành, thực tập, trải nghiệm một cách phù hợp.

Các ngành thuộc lĩnh vực Pháp luật hiện nay bao gồm?

Theo quy định tại Tiểu mục 1.2 Mục 1 Chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học ban hành kèm theo Quyết định 678/QĐ-BGDĐT năm 2025 thì các ngành thuộc lĩnh vực Pháp luật của các chương trình đào tạo thuộc lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học bao gồm:

Mã ngành

Tên ngành

7380101

Luật

7380102

Luật hiến pháp và luật hành chính

7380103

Luật dân sự và tố tụng dân sự

7380104

Luật hình sự và tố tụng hình sự

7380107

Luật kinh tế

7380108

Luật quốc tế

Bên cạnh đó, ngoài các ngành đào tạo được nêu tại danh mục trên, những ngành được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thực hiện thí điểm hoặc bổ sung vào danh mục đào tạo trình độ đại học thuộc lĩnh vực Pháp luật phải thực hiện theo quy định tại Chuẩn chương trình đào tạo này.

Trình độ đại học
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trình độ đại học
Hỏi đáp Pháp luật
Cấu trúc của chương trình đào tạo lĩnh vực pháp luật trình độ đại học hiện nay như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo lĩnh vực pháp luật trình độ đại học từ 14/03/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo lĩnh vực pháp luật trình độ đại học từ 14/03/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trình độ đại học
46 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào