Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng Luật Nhà giáo trình Quốc hội vào tháng 5/2025?
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng Luật Nhà giáo trình Quốc hội vào tháng 5/2025?
Ngày 18/3/2025, Chính phủ đã có Nghị quyết 51/NQ-CP năm 2025 ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận 91-KL/TW năm 2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế".
Nghị quyết 51/NQ-CP năm 2025 đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo
Trong đó, tại tiểu mục 2 Mục 2 Nghị quyết 51/NQ-CP năm 2025 yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan cần sớm hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua Luật Nhà giáo.
Căn cứ theo Phụ lục Danh mục một số nhiệm vụ cụ thể triển khai thực hiện chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 91-KL/TW năm 2024 ban hành kèm theo Nghị quyết 51/NQ-CP năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương để trình Quốc hội Luật Nhà giáo vào tháng 5/2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng Luật Nhà giáo trình Quốc hội vào tháng 5/2025? (Hình từ Internet)
Vai trò của nhà giáo theo quy định hiện hành ra sao?
Căn cứ Điều 66 Luật Giáo dục 2019 quy định về vị trí, vai trò của nhà giáo như sau:
Điều 66. Vị trí, vai trò của nhà giáo
1. Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.
Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.
2. Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.
Theo đó, nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.
Quyền và nghĩa vụ của nhà giáo được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 69, Điều 70 Luật Giáo dục 2019 quy định về nhiệm vụ và quyền của nhà giáo như sau:
- Nhiệm vụ của nhà giáo
+ Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
+ Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
+ Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
+ Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
- Quyền của nhà giáo
+ Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
+ Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
+ Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
Thời gian nào sẽ được tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:
- Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập.
- Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập).
- Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có).
- Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.






.jpg)



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ gồm những lực lượng nào?
- Lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành là gì?
- Văn bản trái pháp luật có bao gồm văn bản quy phạm pháp luật được ban hành không đúng thẩm quyền không?
- Mẫu báo cáo quyết toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước của các địa phương trong năm ngân sách Mẫu số 08 QTNĐ có dạng ra sao?
- Mẫu 12 QTDA báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành thế nào?