Mục tiêu đối với người cao tuổi từ giai đoạn 2025 - 2030 theo Quyết định 383 mới nhất?

Mục tiêu đối với người cao tuổi từ giai đoạn 2025 - 2030 theo Quyết định 383 mới nhất? Nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi được quy định như thế nào?

Mục tiêu đối với người cao tuổi từ giai đoạn 2025 - 2030 theo Quyết định 383 mới nhất?

Căn cứ tại Tiểu mục 3 Mục 2 Quyết định 383/QĐ-TTg năm 2025 Tại đây quy định Phê duyệt Chiến lược quốc gia về người cao tuổi đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045 như sau:

- Ít nhất 50% người cao tuổi có nhu cầu và khả năng lao động có việc làm; ít nhất 100.000 người cao tuổi được hỗ trợ hướng nghiệp, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở trợ giúp xã hội, trung tâm dịch vụ việc làm; ít nhất 100.000 hộ gia đình có người cao tuổi có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn khởi nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh với lãi suất ưu đãi.

- Ít nhất 60% số xã, phường, thị trấn có các loại hình câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của người cao tuổi thu hút người cao tuổi tham gia luyện tập thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ.

- Ít nhất 50% số xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau hoặc các mô hình câu lạc bộ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.

- Ít nhất 80% xã, phường, thị trấn có Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.

- 100 % người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế; ít nhất 90% người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu kịp thời, khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe; 100% người cao tuổi khi ốm đau, dịch bệnh được khám chữa bệnh và được hưởng sự chăm sóc của gia đình và cộng đồng.

- Ít nhất 50% bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa (trừ bệnh viện chuyên khoa Nhi, bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng), bệnh viện y học cổ truyền có quy mô từ 50 giường bệnh trở lên tổ chức buồng khám bệnh riêng cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh, bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho người cao tuổi và 50% các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp tỉnh có khoa lão khoa.

- Hàng năm, ít nhất 80% người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới nhiều hình thức khác nhau; 70% người cao tuổi khuyết tật được sàng lọc, phát hiện các dạng khuyết tật và được can thiệp, phục hồi chức năng; ít nhất 10.000 người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, không có người phụng dưỡng được chăm sóc, phục hồi chức năng và trợ giúp phù hợp tại các cơ sở phục hồi chức năng và cơ sở trợ giúp xã hội.

- 100% người cao tuổi tâm thần nặng, người cao tuổi lang thang được tiếp nhận, chăm sóc, phục hồi chức năng tại các cơ sở trợ giúp xã hội.

- 100% người cao tuổi không phải sống trong nhà tạm, dột nát.

- 100% người cao tuổi nghèo, không có người phụng dưỡng được hưởng các chính sách trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật.

- Ít nhất 80% người cao tuổi có khó khăn về tài chính, bị bạo lực, bạo hành được cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.

- Ít nhất 50% gia đình có người cao tuổi bị bệnh suy giảm trí nhớ, khuyết tật nặng và có vấn đề khó khăn khác được tập huấn, hướng dẫn, nâng cao nhận thức, kỹ năng về chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng cho người cao tuổi.

- Ít nhất 80% các cơ quan báo, đài trung ương và địa phương có chuyên mục về người cao tuổi được phát hành, truyền dẫn, phát sóng ít nhất 01 lần/tuần; ít nhất 50% người cao tuổi tiếp cận và sử dụng được các sản phẩm công nghệ thông tin, truyền thông.

Mục tiêu đối với người cao tuổi từ giai đoạn 2025 - 2030 theo Quyết định 383 mới nhất?

Mục tiêu đối với người cao tuổi từ giai đoạn 2025 - 2030 theo Quyết định 383 mới nhất? (Hình từ Internet)

Nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 10 Luật Người cao tuổi 2009 quy định nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi như sau:

(1) Phụng dưỡng người cao tuổi là chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ và các nhu cầu về vui chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp, học tập của người cao tuổi.

(2) Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi là con, cháu của người cao tuổi và những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

(3) Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi tùy theo hoàn cảnh cụ thể phải sắp xếp nơi ở phù hợp với điều kiện sức khoẻ, tâm lý của người cao tuổi; chu cấp về kinh tế; thanh toán chi phí điều trị và chăm sóc y tế động viên khi người cao tuổi ốm đau; mai táng khi người cao tuổi chết.

(4) Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi phải cùng nhau hợp tác trong việc phụng dưỡng người cao tuổi.

(5) Khuyến khích tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại (2) tham gia phụng dưỡng người cao tuổi.

Hành vi nào bị nghiêm cấm thực hiện đối với người cao tuổi?

Căn cứ theo Điều 9 Luật Người cao tuổi 2009 quy định những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện đối với người cao tuổi bao gồm:

- Lăng mạ, ngược đãi, xúc phạm, hành hạ, phân biệt đối xử đối với người cao tuổi.

- Xâm phạm, cản trở người cao tuổi thực hiện quyền về hôn nhân, quyền về sở hữu tài sản và các quyền hợp pháp khác.

- Không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi.

- Lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để vụ lợi.

- Ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái với quy định của pháp luật.

- Ép buộc, kích động, xúi giục, giúp người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi.

- Trả thù, đe doạ người giúp đỡ người cao tuổi, người phát hiện, báo tin ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người cao tuổi
Lê Nguyễn Minh Thy
4 lượt xem
Người cao tuổi
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người cao tuổi
Hỏi đáp Pháp luật
Mục tiêu đến năm 2030, đảm bảo 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục tiêu đối với người cao tuổi từ giai đoạn 2025 - 2030 theo Quyết định 383 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Thơ chúc thọ người cao tuổi hay nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài phát biểu mừng thọ người cao tuổi của lãnh đạo xã mới nhất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 03 mẫu bài phát biểu tại Lễ mừng thọ người cao tuổi 2025 hay nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời dẫn chương trình lễ mừng thọ người cao tuổi ngắn gọn, hay nhất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, mức quà tặng mừng thọ người cao tuổi là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức chi quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ ngày 01/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 1 tháng 10 là ngày gì? Ngày 1 tháng 10 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Người cao tuổi có quyền và nghĩa vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, mức tiền mừng thọ đối với người cao tuổi tối thiểu là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người cao tuổi có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào