Thang điểm đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TP HCM?

Thang điểm đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TP HCM? Hồ sơ duyệt công nhận tốt nghiệp THPT 2025 gồm gì?

Thang điểm đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TP HCM?

Căn cứ theo Công văn 424/KT&ĐG-ĐGNL năm 2024 về việc thông tin kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP HCM năm 2025 Tải về, chi tiết lịch thi đánh giá năng lực 2025 ĐHQG TP HCM như sau:

Năm 2025, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực:

- Đợt 1: Ngày 30/3/2025 (Hạn đăng ký dự thi từ ngày 20/1/2025 - 20/2/2025)

- Đợt 2: Ngày 1/6/2025 (Hạn đăng ký dự thi từ ngày 17/4/2025 - 7/5/2025)

Thang điểm đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TP HCM tối đa là 1.200 điểm với 120 câu hỏi trắc nghiệm.

Điểm thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TP HCM được quy đổi theo từng phần tương ứng như sau:

- Phần Tiếng Việt: 300 điểm,

- Phần Tiếng Anh: 300 điểm;

- Phần Toán học: 300 điểm;

- Phần Tư duy khoa học: 300 điểm.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/19022025/dhqg-tphcm.jpg

Thang điểm đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TP HCM? (Hình từ Internet)

Hồ sơ duyệt công nhận tốt nghiệp THPT 2025 gồm gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT, thành phần hồ sơ duyệt công nhận tốt nghiệp THPT bao gồm:

- Bảng ghi thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT;

- Danh sách thí sinh được đề nghị công nhận tốt nghiệp THPT;

- Danh sách và hồ sơ thí sinh được đặc cách, miễn thi, được tốt nghiệp THPT do phúc khảo hoặc giải quyết khiếu nại về hồ sơ thi;

- Đĩa CD chứa dữ liệu thi;

- Những biên bản liên quan;

- Các loại hồ sơ khác theo hướng dẫn hằng năm của Bộ GDĐT.

Trách nhiệm của sở GDĐT trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?

Căn cứ theo Điều 61 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT, trách nhiệm của sở GDĐT trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 là:

- Điều động và tạo mọi điều kiện cần thiết để các công chức, viên chức, giáo viên tham gia tập huấn, xây dựng câu hỏi thi và ra đề thi của kỳ thi theo yêu cầu, đề nghị của Bộ GDĐT.

- Chỉ đạo và kiểm tra việc hoàn thành kế hoạch dạy học, đánh giá xếp loại học sinh ở các trường phổ thông; tổ chức xây dựng câu hỏi thi, đề thi để đóng góp vào thư viện/ngân hàng câu hỏi thi có tính mở của Bộ GDĐT;

Trong trường hợp tổ chức khảo sát/kiểm tra/thi thử trên phạm vi toàn tỉnh đối với học sinh lớp 12 thì bản mềm đề thi (file word) phải được gửi về Bộ GDĐT trong vòng 07 ngày kể từ ngày kết thúc buổi thi cuối cùng của đợt thi; chỉ đạo các trường phổ thông rà soát, cập nhật thông tin của học sinh đang học lớp 12 trên cơ sở dữ liệu ngành đúng thời hạn quy định trong hướng dẫn tổ chức thi.

- Trình UBND tỉnh quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh. Tham mưu cho Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh để chỉ đạo tổ chức thi tại tỉnh theo Quy chế thi và hướng dẫn của Bộ GDĐT. Báo cáo Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi, những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức thi.

- Chỉ đạo, tổ chức ĐKDT, quản lý hồ sơ ĐKDT; chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất cho kỳ thi.

- Chủ trì thành lập, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi; tổ chức tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi; chỉ đạo các cơ sở giáo dục chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất cho kỳ thi.

- Tổ chức xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh; chỉ đạo tổ chức cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, Bằng tốt nghiệp THPT, Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông; chỉ đạo tổ chức cấp Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh khi thí sinh có yêu cầu; công bố công khai phổ điểm các môn thi, đối sánh điểm thi trung bình các bài thi, môn thi với điểm trung bình môn học tương ứng của năm học lớp 12 của các trường phổ thông trong tỉnh.

- Thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức, giáo viên, thí sinh trong phạm vi quyền hạn quy định; đề nghị các cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định Quy chế thi và các quy định của pháp luật đối với những người tham gia làm công tác thi; lưu trữ hồ sơ của kỳ thi theo quy định.

- Phối hợp với sở tài chính và các cơ quan có liên quan trình UBND tỉnh bảo đảm kinh phí tổ chức kỳ thi.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thi đánh giá năng lực
Nguyễn Thị Kim Linh
15 lượt xem
Thi đánh giá năng lực
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thi đánh giá năng lực
Hỏi đáp Pháp luật
Thang điểm đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TP HCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm mới thi đánh giá năng lực sư phạm năm 2025 cần lưu ý?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án đề minh họa Vật lí 2025 thi ĐGNL chuyên biệt Trường Đại học Sư phạm TPHCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án đề minh họa Sinh 2025 thi ĐGNL chuyên biệt Trường Đại học Sư phạm TPHCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi đánh giá năng lực của trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 100 trường xét điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính điểm bài thi đánh giá năng lực HCM mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi đánh giá năng lực của trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lệ phí thi đánh giá năng lực 2025 Hà Nội chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi đánh giá năng lực có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thi đánh giá năng lực

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thi đánh giá năng lực

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào