Lệ phí thi đánh giá năng lực 2025 Hà Nội chi tiết?
Lệ phí thi đánh giá năng lực 2025 Hà Nội chi tiết?
Kỳ thi đánh giá năng lực là kỳ thi do các trường đại học tổ chức độc lập và sử dụng kết quả để xét tuyển. Đây được xem như một bài kiểm tra tổng thể, giúp đánh giá năng lực của thí sinh một cách toàn diện hơn. Dưới đây là chi tiết tổng hợp lệ phí thi đánh giá năng lực 2025 Hà Nội:
Kỳ thi đánh giá năng lực | Lệ phí thi đánh giá năng lực |
Đại học Quốc Gia Hà Nội (HSA) | Lệ phí đăng ký dự thi và thi HSA năm 2025 là 500.000 đồng/lượt thi (không bao gồm phí giao dịch ngân hàng và có thể thay đổi cập nhật hằng năm) |
Đại học Bách Khoa Hà Nội (TSA) | Lệ phí đăng ký dự thi 2025 là 500.000 đồng/lượt thi |
Đại học Sư phạm Hà Nội | Lệ phí thi là 250.000đ/ 1 môn thi. Năm 2025, trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức kỳ thi ĐGNL chuyên biệt cho 8 môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí |
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 | Lệ phí thi là 200.000đ/ 1 môn thi. Năm 2025, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi ĐGNL chuyên biệt cho 8 môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí |
Lệ phí thi đánh giá năng lực 2025 Hà Nội chi tiết? (Hình từ Internet)
Thi đánh giá năng lực có được cộng điểm ưu tiên khi thi tốt nghiệp THPT hay không?
Căn cứ theo Điều 42 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về điểm ưu tiên như sau:
Điều 42. Điểm ưu tiên
1. Xét công nhận tốt nghiệp THPT tính theo 3 diện gồm Diện 1, Diện 2, Diện 3; trong đó, thí sinh Diện 1 là những thí sinh bình thường không được cộng điểm ưu tiên; thí sinh Diện 2 và Diện 3 được cộng điểm ưu tiên.
2. Diện 2: Cộng 0,25 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:
a) Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81 % (đối với GDTX);
b) Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động;
c) Người dân tộc thiểu số;
d) Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có nơi thường trú trong thời gian học cấp THPT từ 03 năm trở lên ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 theo Quyết định số 135/QĐ- TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ (tính từ thời điểm các xã này hoàn thành Chương trình 135 trở về trước); xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã khu vực I, II, III và xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2 phần 3 thời gian học cấp THPT;
[...]
Như vậy, theo quy định thí sinh thi đánh giá năng lực thì không được cộng điểm ưu tiên khi thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên nếu thuộc các trường hợp nêu trên thì vẫn được cộng điểm tương ứng theo từng diện.
Quản lý điểm bài thi tốt nghiệp THPT như thế nào?
Theo quy định Điều 36 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT, quản lý điểm bài thi tốt nghiệp THPT như sau:
- Sau khi chấm thi xong tất cả các môn, Chủ tịch Hội đồng thi gửi dữ liệu kết quả thi về Bộ GDĐT (qua Cục QLCL) để lưu trữ và đối chiếu. Dữ liệu kết quả thi phải lưu vào 02 đĩa CD giống nhau, được niêm phong và lập biên bản niêm phong dưới sự chứng kiến của công an; 01 đĩa giao cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu trữ, 01 đĩa bàn giao cho Bộ GDDT (qua Cục QLCL).
- Để bảo đảm sự chính xác của dữ liệu kết quả thi, Bộ GDĐT sử dụng đĩa CD chứa kết quả thi do các Hội đồng thi gửi về để cập nhật vào hệ thống; các Hội đồng thi sử dụng đĩa CD lưu trữ tại Hội đồng thi để cập nhật vào phần mềm QLT, đối sánh với dữ liệu trên hệ thống; sau khi tất cả các Hội đồng thi hoàn thành việc đối sánh dữ liệu và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết thì mới công bố kết quả thi theo quy định.
- Sau khi công bố kết quả thi, Chủ tịch Hội đồng thi chỉ đạo Ban Thư ký in Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh (theo mẫu thống nhất do Bộ GDĐT quy định); ký tên, đóng dấu và gửi cho các trường phổ thông, nơi thí sinh ĐKDT. Mỗi thí sinh được cấp một Giấy chứng nhận kết quả thi với mã số xác định duy nhất.
- Tất cả các tài liệu liên quan đến điểm bài thi đều phải niêm phong và do Chủ tịch Hội đồng thi tổ chức thực hiện bảo quản theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi đánh giá năng lực có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?