TP Hồ Chí Minh: Tuyệt đối không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học?

TP Hồ Chí Minh: Tuyệt đối không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học? Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì về dạy thêm học thêm?

TP Hồ Chí Minh: Tuyệt đối không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học?

Ngày 15/2/2025, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh ban hành Công văn 674/SGDĐT-VP về việc triển khai thực hiện Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm.

Tải về

Theo Công văn 674/SGDĐT-VP năm 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh yêu cầu lãnh đạo các đơn vị khẩn trương tổ chức triển khai, phổ biến, tuyên truyền đến cán bộ, công chức, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh về Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm.

Cùng với đó là quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố thực hiện nghiêm túc quy định về tổ chức dạy thêm, học thêm; có kế hoạch kiểm tra, rà soát; kiên quyết không để xảy ra việc tổ chức dạy thêm, học thêm không đúng quy định trong và ngoài nhà trường.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cũng lưu ý đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức và quận/huyện phải chú trọng công tác quán triệt đến các trường tiểu học về việc tuyệt đối không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, ngoại trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/18022025/to-chuc-day-them.jpg

TP Hồ Chí Minh: Tuyệt đối không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học? (Hình từ Internet)

Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì về dạy thêm học thêm?

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo về dạy thêm học thêm là:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định về dạy thêm, học thêm của địa phương.

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho các nhà trường, các tổ chức và cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lí trên địa bàn.

- Tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn quản lí; xử lí theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm.

Nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông phải đáp ứng yêu cầu gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Luật Giáo dục 2019, nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:

- Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.

- Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:

+ Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;

+ Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;

+ Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.

- Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.

Dạy thêm học thêm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Dạy thêm học thêm
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng thuê địa điểm dạy thêm ngoài nhà trường theo Thông tư 29 dành cho giáo viên mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách ghi Mẫu 3 Thông tư 29 dạy thêm, học thêm chi tiết? Tải mẫu báo cáo ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng thuê gia sư, giáo viên dạy thêm theo Thông tư 29 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp văn bản hướng dẫn về dạy thêm học thêm tại TP HCM năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận dạy thêm không thu tiền cho học sinh mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Sẽ thanh tra việc quản lý dạy thêm, học thêm từ ngày 10/2/2025 đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách đặt tên hộ kinh doanh dạy thêm đúng quy định 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
TP Hồ Chí Minh: Tuyệt đối không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Mẫu đơn đăng ký kinh doanh dạy thêm theo hộ kinh doanh từ 14/02/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Dạy thêm học thêm
Nguyễn Thị Kim Linh
39 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào