Có cấm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng không được phép dạy thêm không?
Có cấm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng không được phép dạy thêm không?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm gồm:
Điều 4. Các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm
1. Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.
2. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
3. Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.
Như vậy, Thông tư 29 không có điều khoản nào cấm hay quy định hiệu trưởng, phó hiệu trưởng không được dạy thêm.
Đồng thời, các quy định khác tại Điều 5 và Điều 6 của Thông tư 29 về dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường cũng không có quy định nào hạn chế quyền dạy thêm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
Có cấm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng không được phép dạy thêm không? (Hình từ Internet)
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường công lập là viên chức hay công chức?
Tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 có quy định cụ thể như sau:
Điều 2. Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Viên chức 2010 một số cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm a khoản 13 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có quy định:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.
[....]
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định như sau:
Điều 4. Cán bộ, công chức
[....]
“2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”.
Như vậy, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường công lập theo Luật Viên chức là viên chức quản lý.
Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường phổ thông công lập có bắt buộc giảng dạy không?
Căn cứ Điều 7 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT và được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định định mức tiết dạy đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng như sau:
Điều 7. Định mức tiết dạy đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.
2. Định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
Định mức tiết dạy/năm đối với hiệu trưởng được tính bằng: 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;
Định mức tiết dạy/năm đối với phó hiệu trưởng được tính bằng: 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học
2a. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông, trường dự bị đại học không được quy đổi chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các chức vụ kiêm nhiệm thay thế cho định mức tiết dạy được quy định tại Thông tư này
Theo quy định, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.
Như vậy, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường phổ thông công lập sẽ phải đứng lớp giảng dạy một số tiết theo quy định của pháp luật.
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/NTH/11022025/THI.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/PVHM/Thang2/0211/Quanly.png)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/PVHM/Thang2/0211/day-them.png)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/NTH/21012025/DT.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/NTH/10022025/TT29.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/TTTT/250208/gv-htdt.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/NTH/08022025/HT.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/LNMT/Th%C3%A1ng%202%202025/250208/dt_ht.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/LNMT/Th%C3%A1ng%202%202025/250208/day_them_ht.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/NTH/07022025/dtht.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Tổng cục Thuế giới thiệu các điểm mới tại Thông tư 86/2024/TT-BTC về đăng ký thuế?
- Có được thu tiền dạy thêm đối với học sinh lớp cuối cấp ôn thi trong trường không?
- Ngày 18 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Người lao động tạm ứng tiền lương vào ngày 18 tháng 2 2025 âm lịch có bị tính lãi không?
- Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- 1 năm có bao nhiêu rằm lớn? Các ngày rằm lớn trong năm là ngày gì?