Khi nào gọi là đường, khi nào gọi là phố ở Hà Nội?
Khi nào gọi là đường, khi nào gọi là phố ở Hà Nội?
Căn cứ Điều 3 Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 207/2006/QĐ-UBND TP Hà Nội được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 10/2015/QĐ-UBND TP Hà Nội quy định như sau:
Điều 3. Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đại lộ là đường phố có quy mô lớn, có ý nghĩa đặc biệt và giữ vị trí quan trọng trong mạng lưới giao thông đô thị, đáp ứng yêu cầu hạ tầng kỹ thuật, thẩm mỹ và cảnh quan đô thị.
Tên đặt cho Đại lộ phải là sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hoặc tên danh nhân tiêu biểu nhất mang tính quốc gia.
2. Đường là lối đi lại được xác định trong quy hoạch có quy mô lớn về chiều dài, chiều rộng, gồm các trục chính trên địa bàn đô thị, các tuyến đường vành đai, đường liên tỉnh, liên quận, huyện, thị xã, hoặc lối đi liên thôn, liên xã có dân cư sinh sống ổn định”.
3. Phố là lối đi lại được xác định trong quy hoạch đô thị, hai bên phố thường có các công trình kế tiếp nhau như nhà ở, cửa hàng, cửa hiệu, trụ sở cơ quan.
4. Ngõ là lối đi lại nhỏ từ đường, phố vào các cụm dân cư đô thị.
5. Ngách là lối đi lại hẹp từ ngõ đi sâu vào các cụm dân cư đô thị.
6. Công trình công cộng trong Quy chế này bao gồm quảng trường, công viên, vườn hoa, cầu, bến xe, công trình văn hóa – nghệ thuật, thể dục thể thao, y tế, giáo dục, công trình phục vụ du lịch, vui chơi giải trí.
Như vậy, theo quy định của UBND TP Hà Nội, những tuyến đường có quy mô lớn về độ dài, chiều rộng, gồm các trục chính trên địa bàn đô thị, các tuyến đường vành đai, đường liên tỉnh, liên quận, huyện, thị xã, hoặc lối đi liên thôn, liên xã có dân cư sinh sống ổn định trên địa bàn thành phố sẽ được gọi là "đường".
Tên gọi "phố" là lối đi lại được xác định trong quy hoạch đô thị, hai bên phố thường có các công trình kế tiếp nhau như nhà ở, cửa hàng, cửa hiệu, trụ sở cơ quan
Đây là một cách phân biệt hợp lý giữa "phố" và "đường" dựa trên quy mô, vị trí và tính chất của từng trường hợp.
* Trên đây là Thông tin Khi nào gọi là đường, khi nào gọi là phố ở Hà Nội?
Khi nào gọi là đường, khi nào gọi là phố ở Hà Nội? (Hình từ Internet)
Tất cả các đường, phố và công trình công cộng trong Thành phố Hà Nội được xây dựng như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 207/2006/QĐ-UBND TP Hà Nội quy định như sau:
Điều 4. Tất cả các đường, phố và công trình công cộng trong Thành phố Hà Nội được xây dựng theo quy hoạch đô thị, có đủ điều kiện cơ bản về cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoặc được sử dụng ổn định thì được xem xét đặt tên.
Như vậy, tất cả các đường, phố và công trình công cộng trong Thành phố Hà Nội được xây dựng theo quy hoạch đô thị, có đủ điều kiện cơ bản về cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoặc được sử dụng ổn định thì được xem xét đặt tên.
Việc đặt tên, số hiệu đường bộ được quy định cụ thể ra sao theo Luật Đường bộ 2024?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Luật Đường bộ 2024 quy định về việc đặt tên, đổi tên, số hiệu đường bộ như sau:
Điều 11. Đặt tên, đổi tên, số hiệu đường bộ
1. Việc đặt tên, số hiệu đường bộ được quy định như sau:
a) Tên đường bộ được đặt theo tên danh nhân, người có công với đất nước; di tích, sự kiện lịch sử, văn hóa; tên địa danh hoặc tên theo tập quán. Số hiệu đường bộ được đặt theo số tự nhiên hoặc số tự nhiên kèm theo chữ cái nếu cần thiết. Trường hợp đường đô thị trùng với đường khác thì sử dụng cả tên đường đô thị và tên, số hiệu của đường khác;
b) Tên, số hiệu đường bộ tham gia vào mạng lưới đường bộ quốc tế thực hiện theo điều ước quốc tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan. Đường bộ kết nối vào mạng lưới đường bộ quốc tế thì sử dụng cả tên, số hiệu đường bộ trong nước và tên, số hiệu đường bộ quốc tế.
[...]
Như vậy, việc đặt tên, số hiệu đường bộ được quy định như sau:
- Tên đường bộ được đặt theo tên danh nhân, người có công với đất nước; di tích, sự kiện lịch sử, văn hóa; tên địa danh hoặc tên theo tập quán.
Số hiệu đường bộ được đặt theo số tự nhiên hoặc số tự nhiên kèm theo chữ cái nếu cần thiết. Trường hợp đường đô thị trùng với đường khác thì sử dụng cả tên đường đô thị và tên, số hiệu của đường khác;
- Tên, số hiệu đường bộ tham gia vào mạng lưới đường bộ quốc tế thực hiện theo điều ước quốc tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan.
Đường bộ kết nối vào mạng lưới đường bộ quốc tế thì sử dụng cả tên, số hiệu đường bộ trong nước và tên, số hiệu đường bộ quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ lễ 2025 - Lịch Vạn niên 2025 cập nhật chi tiết nhất?
- Ngày tốt khai trương theo tuổi năm Ất Tỵ 2025? Chương trình khuyến mại ngày khai trương phải được thực hiện thế nào?
- Tổng hợp Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 ngắn gọn nhất năm 2025 hay, ý nghĩa?
- Mẫu sổ chi tiết đầu tư chứng khoán theo Thông tư 200?
- Thư UPU đại dương lần thứ 54 năm 2025 cho học sinh lớp 7 hay nhất?