Trend 'Thắng đời 1 0' là gì? 'Thua đời 1 0' là gì? Chia sẻ thông tin bịa đặt gây hoang mang trên mạng xã hội bị xử phạt bao nhiêu?
Trend "Thắng đời 1 0" là gì? "Thua đời 1 0" là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Cho ví dụ?
"Thắng đời 1 0" là cụm từ gây sốt mạng xã hội. Không chỉ cư dân mạng bình thường mà người nổi tiếng cũng nhiệt tình hưởng ứng xu hướng này, khiến trend "thắng đời" càng được lan truyền mạnh mẽ.
Tham khảo thắng đời 1 0 là gì - Thua đời 1 0 là gì - Có ý nghĩa như thế nào - Cho ví dụ dưới đây:
"Thắng đời" là cách nói thể hiện sự niềm hạnh phúc và sự tự hào về những khoảnh khắc khiến bản thân cảm thấy mình may mắn được đời ưu ái, cảm thấy mình là người chiến thắng trong cuộc sống. Nhờ đó mà có được những niềm vui.
Ví dụ: Hoàn thành đồ án trước kỳ nghỉ tết, ra trường đúng hạn, không nợ môn, biếu ba mẹ món quà ý nghĩa, tết nhưng không tăng cân… Và một niềm vui tương ứng 1 - 0.
Trái ngược với "thắng đời" là "thua đời". "Thua đời" là chưa hoàn thành được một việc gì đó, gặp thất bại trong cuộc sống, những tình huống không như ý muốn.
Ví dụ: Còn nợ môn, một số kế hoạch bị trì hoãn, không hoàn thành một mục tiêu nhỏ đã đặt ra, không lương tháng 13…
Tuy nhiên, những người trẻ "thua đời" không bi quan, chán nản. Ngược lại, còn xem việc "thua đời" là góp phần làm nên những cung bậc cảm xúc đa dạng của cuộc sống thường ngày, là động lực để cố gắng, nỗ lực hơn nhằm "thắng đời".
Như vậy, trào lưu "thắng đời" và "thua đời" không chỉ là một hiện tượng mang tính giải trí mà còn lan tỏa một thông điệp tích cực về sự chấp nhận bản thân, về việc nhìn nhận cuộc sống với cái nhìn lạc quan hơn.
Thông tin trên: Trend "Thắng đời 1 0" là gì? "Thua đời 1 0" là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Cho ví dụ? mang tính tham khảo
Thắng đời 1 0 là gì? Thua đời 1 0 là gì? Chia sẻ thông tin bịa đặt trên mạng xã hội bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chia sẻ thông tin bịa đặt gây hoang mang trên mạng xã hội bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội như sau:
Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội”
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
[...]
Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền như sau:
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
[...]
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
[...]
Như vậy, hành vi chia sẻ thông tin bịa đặt trên mạng xã hội gây hoang mang cho công dân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau:
- Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
02 trường hợp khóa vĩnh viễn tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 35 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trong nước như sau:
Điều 35. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trong nước.
[....]
7. Thực hiện việc khóa vĩnh viễn các tải khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung đăng tải nội dung xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung đã bị tạm khóa từ 03 lần trở lên khi có yêu cầu bằng điện thoại, văn bản hoặc qua phương tiện điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử), Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao), Sở Thông tin và Truyền thông địa phương và các cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật chuyên ngành.
[....]
Như vậy, 02 trường hợp khóa vĩnh viễn tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng như sau:
- Đăng tải nội dung xâm phạm an ninh quốc gia
- Các tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung đã bị tạm khóa từ 03 lần trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 10 tháng 2 âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Người lao động được nghỉ hưởng lương ngày 10 tháng 2 2025 âm không?
- Ngày 15 1 âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch? Ngày 15 1 âm lịch 2025 là thứ mấy?
- Giờ đẹp mua vàng ngày vía Thần Tài 2025? Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng được cấp khi nào?
- Mẫu phiếu dự thi viết Bác Hồ với thiếu nhi năm 2025?
- Tỷ giá USD tháng 2/2025 là bao nhiêu?