1 cây vàng bao nhiêu chỉ?
1 cây vàng bao nhiêu chỉ?
Căn cứ theo Phụ lục A Các đơn vị đo khối lượng của vàng ban hành kèm theo TCVN 7054:2014 có quy định như sau:
Đơn vị đo quốc tế dùng để đo khối lượng vàng thương phẩm là gam hoặc kilogam. Trên thực tế, khối lượng của vàng còn thường được đo bằng:
[...]
b) Các đơn vị truyền thống Châu Á:
- Chỉ (momme):
1 chỉ = 3,75 g
- Các đơn vị thứ cấp:
+ Lạng (tael), còn gọi là lượng hoặc cây
+ Phân
+ Li (lai)
1 lạng = 37,5 g = 10 chỉ = 100 phân = 1000 li (lai)
c) Sự liên hệ giữa các đơn vị trên như sau:
1 g = 0,0032 oz t = 0,0350 oz av = 0,6430 dwt = 0,0026 lạng
1 oz t = 31,1030 g = 1,0970 oz av = 20 dwt = 0,8294 lạng
1 oz av = 28,3945 g = 0,9110 oz t = 18,2290 dwt = 0,7560 lạng
1 lạng = 37,5000 g = 10 chỉ = 1,2056 oz t = 13,2270 oz av = 24,1157 dwt
Như vậy, "1 cây vàng", "1 chỉ vàng" là một trong các đơn vị đo khối lượng vàng phổ biến ở Việt Nam.
Hiện nay, 1 cây vàng là bằng 10 chỉ vàng.
* Trên đây là giải đáp cho câu hỏi 1 cây vàng bao nhiêu chỉ?
1 cây vàng bao nhiêu chỉ? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức để được cấp GCN đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 5. Điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
b) Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục và hồ sơ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Theo đó, doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức cần đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức.
Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm gì trong hoạt động kinh doanh vàng?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với hoạt động kinh doanh vàng như sau:
- Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và việc doanh nghiệp kinh doanh vàng chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm quy định và hướng dẫn thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng và sao gửi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn để phối hợp thực hiện.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vàng, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập đối với hoạt động kinh doanh vàng phù hợp trong từng thời kỳ.
- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm thực hiện ban hành tiêu chuẩn chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ; kiểm tra, thanh tra và quản lý chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và kiểm định phương tiện đo lường của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
- Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc đấu tranh, điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật về kinh doanh vàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng tại địa phương theo quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 10 tháng 2 âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Người lao động được nghỉ hưởng lương ngày 10 tháng 2 2025 âm không?
- Ngày 15 1 âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch? Ngày 15 1 âm lịch 2025 là thứ mấy?
- Đề tham khảo thi vào lớp 10 năm 2025 Nghệ An?
- Viết thư UPU lần thứ 54 2025: Hãy lắng nghe đại dương, hãy bảo vệ đại dương?
- Ngày Thần Tài làm gì để cả năm may mắn? Ngày vía Thần Tài có ý nghĩa như thế nào trong kinh doanh? Ngày vía Thần Tài cúng gì?