Lễ hội chùa Hương được tổ chức vào ngày nào? Lễ hội chùa Hương có những hoạt động gì? Lễ hội chùa Hương ở đâu?
Lễ hội chùa Hương được tổ chức vào ngày nào? Lễ hội chùa Hương có những hoạt động gì? Lễ hội chùa Hương ở đâu?
Lễ hội chùa Hương khai lễ hàng năm bằng nghi lễ khai sơn. Ý nghĩa của nghi lễ này trong văn hóa nông nghiệp của người Việt cổ là để tạ ơn các vị thần núi, cảm tạ chúa sơn lâm và mong ước một năm mưa thuận gió hòa, may mắn, mùa màng bội thu.
Tham khảo Lễ hội chùa Hương được tổ chức vào ngày nào - Lễ hội chùa Hương có những hoạt động gì - Lễ hội chùa Hương ở đâu dưới đây:
Lễ hội Chùa Hương năm 2025 sẽ khai hội vào ngày 3/2/2025 dương lịch đến hết ngày 1/5/2025 (tức từ mùng 6 tháng Giêng đến hết mùng 4 tháng 4 năm Ất Tỵ). Đây là lễ hội kéo dài nhất ở Việt Nam, thường thu hút hàng triệu du khách và phật tử đến tham gia.
Lễ hội chùa Hương có những hoạt động gồm:
- Chèo thuyền
- Leo núi
- Hát chèo, hát dân ca. Vào những ngày lễ hội, khi đi dọc các bến đò hay các tuyến đường của Hương Tích, du khách sẽ luôn được thưởng thức các làn điệu dân ca, hát chèo, hát xẩm vô cùng độc đáo và thú vị.
Lễ hội Chùa Hương năm 2025 được tổ chức tại Chùa Hương (Hương Sơn), huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Khu di tích Chùa Hương nằm trong quần thể danh thắng Hương Sơn, bao gồm nhiều đền, chùa, hang động linh thiêng như chùa Thiên Trù, động Hương Tích, chùa Giải Oan,...
Thông tin trên: Lễ hội chùa Hương được tổ chức vào ngày nào? Lễ hội chùa Hương có những hoạt động gì? Lễ hội chùa Hương ở đâu? mang tính tham khảo
Lễ hội chùa Hương được tổ chức vào ngày nào? Lễ hội chùa Hương có những hoạt động gì? Lễ hội chùa Hương ở đâu? (Hình từ Internet)
Lễ hội nào phải đăng ký với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định đăng ký tổ chức lễ hội như sau:
Điều 9. Đăng ký tổ chức lễ hội
1. Lễ hội phải đăng ký với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức gồm:
a) Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề do cơ quan trung ương tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp quốc gia) được tổ chức lần đầu.
b) Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có từ 02 tỉnh trở lên tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp khu vực) được tổ chức lần đầu.
c) Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
2. Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi tổ chức gồm:
a) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp tỉnh được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên;
b) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp tỉnh) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
3. Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tổ chức gồm:
a) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp huyện được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.
[...]
Như vậy, những lễ hội phải đăng ký với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức gồm:
- Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề do cơ quan trung ương tổ chức được tổ chức lần đầu.
- Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có từ 02 tỉnh trở lên tham gia tổ chức được tổ chức lần đầu.
- Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
Người tham gia lễ hội chùa Hương 2025 cần thực hiện những trách nhiệm gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người tham gia lễ hội chùa Hương 2025 bao gồm:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh của dân tộc Việt Nam trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm các quy định trên còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức lễ hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- UBND xã có thẩm quyền giao đất không?
- Nguyên tắc xác định nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là gì?
- Việc đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện như thế nào?
- GCP là gì trong y tế? Đoàn đánh giá GCP trong y tế sẽ do cơ quan nào thành lập?
- Giới hạn vay nước ngoài đối với doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng được quy định ra sao?