Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025?
Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025?
Ngày 21/01/2025, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 65/2025/UBTVQH15 điểu chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.
Tại Điều 1 Nghị quyết 65/2025/UBTVQH15 quy định điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 như sau:
[1] Bổ sung các dự án luật sau đây vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025:
- Trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 (tháng 02/2025) theo quy trình tại một kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)
- Trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) theo quy trình tại một kỳ họp dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025) dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)
Lưu ý: Trường hợp dự án Luật được Chính phủ chuẩn bị tốt, quá trình thảo luận tại Quốc hội đạt sự đồng thuận cao thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phối hợp với Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 theo quy trình tại một kỳ họp
- Trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025) dự án Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự.
Lưu ý: Trường hợp các dự án Luật được Chính phủ chuẩn bị tốt, quá trình thảo luận tại Quốc hội đạt sự đồng thuận cao thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phối hợp với Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 10 theo quy trình tại một kỳ họp.
[2] Điều chỉnh thời gian trình dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) từ Chương trình cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) sang Chương trình cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 (tháng 02/2025) theo quy trình tại một kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn.
[3] Giao Chính phủ chỉ đạo các cơ quan khẩn trương chuẩn bị dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định việc xử lý một số nội dung liên quan sắp xếp tổ chức bộ máy trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 (tháng 02/2025) theo quy trình tại một kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025? (Hình từ Internet)
Tiến độ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến các dự án luật, dự thảo nghị quyết được điều chỉnh?
Tại Điều 2 Nghị quyết 65/2025/UBTVQH15 quy định phân công cơ quan trình, cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan tham gia thẩm tra và tiến độ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với các dự án luật, dự thảo nghị quyết được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 như sau:
Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh gồm những gì?
Căn cứ Điều 37 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi điểm b khoản 53 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh:
Điều 37. Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh
1. Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó phải nêu rõ: sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; mục đích, quan điểm xây dựng luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh; mục tiêu, nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua; thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh;
b) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
c) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
d) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức khác; bản chụp ý kiến góp ý;
đ) Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo luật, pháp lệnh.
2. Văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh phải nêu rõ sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh, mục đích, yêu cầu ban hành, quan điểm, chính sách, nội dung chính của luật, pháp lệnh.
Như vậy, hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh gồm những giấy tờ sau:
[1] Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó phải nêu rõ:
- Sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh
- Mục đích, quan điểm xây dựng luật, pháp lệnh
- Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh
- Mục tiêu, nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn
- Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua
- Thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh
[2] Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh
[3] Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh
[4] Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức khác; bản chụp ý kiến góp ý
[5] Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo luật, pháp lệnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?