Đã có Thông tư 27/2024/TT-BGDĐT Quy chế tổ chức, hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật?
Đã có Thông tư 27/2024/TT-BGDĐT Quy chế tổ chức, hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật?
Ngày 26/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 27/2024/TT-BGDĐT Quy chế tổ chức, hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật.
Theo đó, Quy chế tổ chức, hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật ban hành kèm theo Thông tư 27/2024/TT-BGDĐT quy định về tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật, bao gồm: quy định chung; tổ chức bộ máy, nhân sự; hoạt động giáo dục; tài chính và tài sản; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức.
Đồng thời, Quy chế tổ chức, hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật áp dụng đối với trường, lớp dành cho người khuyết tật (sau đây trong Quy chế này gọi là Trường giáo dục chuyên biệt, Lớp giáo dục chuyên biệt) và tổ chức, cá nhân có liên quan.
* Thông tư 27/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025.
Đã có Thông tư 27/2024/TT-BGDĐT Quy chế tổ chức, hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật? (Hình từ Internet)
Quy định đặt tên đối với trường giáo dục chuyên biệt từ 1/7/2025?
Căn cứ Điều 4 Quy chế tổ chức, hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật ban hành kèm theo Thông tư 27/2024/TT-BGDĐT Tại đây quy định như sau:
Điều 4. Quy định đặt tên
1. Tên Trưởng giáo dục chuyên biệt: Trường giáo dục chuyên biệt + tên riêng hoặc tên địa danh.
Tên riêng bảo đảm rõ ràng, không gây hiểu lầm; không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của Trường giáo dục chuyên biệt; bảo đảm sự trong sáng của ngôn ngữ; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu không phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Tên Trường giáo dục chuyên biệt được ghi trên con dấu, biển tên.
3. Biển tên Trường giáo dục chuyên biệt bao gồm:
a) Góc phía trên, bên trái
Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và tên tỉnh.
Dòng thứ hai: Sở Giáo dục và Đào tạo.
b) Ở giữa ghi tên Trường giáo dục chuyên biệt theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Phía dưới là địa chỉ, số điện thoại, email, website (nếu có) của Trưởng giáo dục chuyên biệt.
4. Quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của điều này áp dụng đối với các Trường giáo dục chuyên biệt được thành lập mới hoặc được tổ chức lại khi Thông tư có hiệu lực thi hành.
5. Tên Lớp giáo dục chuyên biệt do trường có Lớp giáo dục chuyên biệt quyết định, bảo đảm phù hợp, tránh tạo ra tâm lý phân biệt đối xử.
Như vậy, quy định đặt tên đối với trường giáo dục chuyên biệt từ 1/7/2025 như sau:
- Tên Trưởng giáo dục chuyên biệt: Trường giáo dục chuyên biệt + tên riêng hoặc tên địa danh.
Tên riêng bảo đảm rõ ràng, không gây hiểu lầm; không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của Trường giáo dục chuyên biệt; bảo đảm sự trong sáng của ngôn ngữ; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu không phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Tên Trường giáo dục chuyên biệt được ghi trên con dấu, biển tên.
- Biển tên Trường giáo dục chuyên biệt bao gồm:
+ Góc phía trên, bên trái
Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và tên tỉnh.
Dòng thứ hai: Sở Giáo dục và Đào tạo.
+ Ở giữa ghi tên Trường giáo dục chuyên biệt theo quy định tại khoản 1 Điều này;
+ Phía dưới là địa chỉ, số điện thoại, email, website (nếu có) của Trưởng giáo dục chuyên biệt.
- Quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 27/2024/TT-BGDĐT áp dụng đối với các Trường giáo dục chuyên biệt được thành lập mới hoặc được tổ chức lại khi Thông tư có hiệu lực thi hành.
- Tên Lớp giáo dục chuyên biệt do trường có Lớp giáo dục chuyên biệt quyết định, bảo đảm phù hợp, tránh tạo ra tâm lý phân biệt đối xử.
Nhiệm vụ của học sinh trung học theo Thông tư 32 như thế nào?
Theo Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của học sinh THCS như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Những người nào có thể đăng ký thường trú cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp?
- 8 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?