Cá ngừ đông lạnh phải đạt các chỉ tiêu vi sinh vật nào theo TCVN 14178:2024?
Cá ngừ đông lạnh phải đạt các chỉ tiêu vi sinh vật nào theo TCVN 14178:2024?
Căn cứ theo Tiểu mục 3.3 Mục 3 TCVN 14178:2024, cá ngừ đông lạnh (Frozen tuna) là thịt cá ngừ, các dạng sản phẩm khác được cắt từ thịt cá ngừ, có hoặc không bổ sung phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến, được cấp đông, bảo quản, vận chuyển bảo đảm tâm thịt ở phần dày nhất đạt -18 °C hoặc thấp hơn.
Căn cứ theo tiết 4.8.3 Tiểu mục 4.8 Mục 4 TCVN 14178:2024, cá ngừ đông lạnh phải đạt các chỉ tiêu vi sinh vật dưới đây:
* Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi Cá ngừ đông lạnh phải đạt các chỉ tiêu vi sinh vật nào theo TCVN 14178:2024?
Cá ngừ đông lạnh phải đạt các chỉ tiêu vi sinh vật nào theo TCVN 14178:2024? (Hình từ Internet)
Kinh doanh chất bảo quản thực phẩm không rõ nguồn gốc bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm a khoản 12, điểm a khoản 14 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
[...]
12. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, thiết bị y tế;
[...]
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
[...]
Theo đó, hành vi kinh doanh chất bảo quản thực phẩm không rõ nguồn gốc có thể bị áp dụng các mức phạt tiền như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu chất bảo quản thực phẩm vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu chất bảo quản thực phẩm vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu chất bảo quản thực phẩm vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu chất bảo quản thực phẩm vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng nếu chất bảo quản thực phẩm vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu chất bảo quản thực phẩm vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu chất bảo quản thực phẩm vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu chất bảo quản thực phẩm vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu chất bảo quản thực phẩm vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu chất bảo quản thực phẩm vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 80.000 000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu chất bảo quản thực phẩm vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức thực hiện cùng hành vi vi phạm thì bị phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân, theo điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP.
Ngoài bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc tiêu hủy chất bảo quản thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực buôn bán hàng giả là bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
[...]
4. Mức phạt tiền:
[...]
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;
[...]
Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực buôn bán hàng giả là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?