Vốn điều lệ tối thiểu khi kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh?
Vốn điều lệ tối thiểu khi kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh?
Căn cứ khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về vốn điều lệ:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
[...]
34. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Theo đó, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; pháp luật không có quy định mức tối điều lệ tối thiểu. Tuy nhiên, đối với 1 số ngành nghề đặc thù thì có yêu cầu đáp ứng về vốn pháp định hoặc ký quỹ. Ví dụ:
- Kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
- Bán lẻ theo phương thức đa cấp.
- Sở Giao dịch hàng hóa.
- Thành viên môi giới của Sở Giao dịch hàng hóa.
- Thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa.
- Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng.
- Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.
- Thành lập trường đại học tư thục.
- Thành lập Phân hiệu trường đại học tư thục.
[…]
Và các ngành nghề khác được quy định tại Danh mục 104 ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, ký quỹ.
Như vậy, khi thành lập doanh nghiệp để kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh thì pháp luật không yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu, các thành viên, chủ sở hữu công ty góp sao cho phù hợp.
Vốn điều lệ tối thiểu khi kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh? (Hình từ Internet)
Kê khai khống vốn điều lệ có được không?
Căn cứ Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các hành vi bị cấm:
Điều 16. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm giấy tờ khác trái với quy định của Luật này; gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
3. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đang bị tạm dừng hoạt động kinh doanh.
4. Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
5. Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
6. Kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình hoạt động.
7. Lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng bố.
Theo đó, hành vi kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị là hành vi bị cấm; nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.
Công ty khai khống vốn điều lệ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 47 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về kê khai vốn điều lệ:
Điều 47. Vi phạm về kê khai vốn điều lệ
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị dưới 10 tỷ đồng.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng với số vốn thực góp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Tại Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Điều 4. Mức phạt tiền
[...]
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Theo đó, đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tùy theo mức kê khai. Đồng thời buộc điều chỉnh vốn điều lệ bằng với số vốn thực góp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Mẫu thông báo về việc xây dựng điểm địa chính trên đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất được giao quản lý năm 2025?
- Đổi nơi nhận lương hưu ở đâu? Thời hạn giải quyết đổi nơi nhận lương hưu là bao lâu từ ngày 01/7/2025?