Nội dung thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên phương tiện giao thông đường bộ bao gồm những gì?
Thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên phương tiện giao thông đường bộ là gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 45/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
3. Thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên là quá trình học viên áp dụng kiến thức, kỹ năng đã được trang bị sau khi tập huấn nghiệp vụ vào công việc chuyên môn tại cơ sở đăng kiểm dưới sự hướng dẫn, giám sát của đăng kiểm viên;
[...]
Theo đó thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên phương tiện giao thông đường bộ là quá trình học viên áp dụng kiến thức, kỹ năng đã được trang bị sau khi tập huấn nghiệp vụ vào công việc chuyên môn tại cơ sở đăng kiểm dưới sự hướng dẫn, giám sát của đăng kiểm viên.
Nội dung thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên phương tiện giao thông đường bộ bao gồm những gì? (Hinh từ Internet)
Nội dung thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên phương tiện giao thông đường bộ bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 45/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều 6. Thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên
[...]
4. Nội dung thực tập:
a) Sử dụng chương trình, phần mềm tại cơ sở đăng kiểm bao gồm: tra cứu dữ liệu phương tiện; phần mềm quản lý kiểm định; các phần mềm cảnh báo; chương trình kiểm tra đánh giá, chương trình điều khiển thiết bị và các chương trình quản lý nghiệp vụ khác;
b) Thực tập lập hồ sơ phương tiện và kiểm tra 05 công đoạn;
c) Thực tập chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo.
Theo đó nội dung thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên phương tiện giao thông đường bộ bao gồm:
- Sử dụng chương trình, phần mềm tại cơ sở đăng kiểm bao gồm: tra cứu dữ liệu phương tiện; phần mềm quản lý kiểm định; các phần mềm cảnh báo; chương trình kiểm tra đánh giá, chương trình điều khiển thiết bị và các chương trình quản lý nghiệp vụ khác;
- Thực tập lập hồ sơ phương tiện và kiểm tra 05 công đoạn;
- Thực tập chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo.
Thời gian và khối lượng thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên phương tiện giao thông đường bộ quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 45/2024/TT-BGTVT quy định thời gian và khối lượng thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên cụ thể như sau:
- Thời gian 03 tháng đối với học viên đã có chứng chỉ đăng kiểm viên thực hiện một hoặc các công việc chuyên môn theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 45/2024/TT-BGTVT hoặc có thời gian làm việc tại các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, sản xuất, lắp ráp ô tô đáp ứng điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô của Chính phủ trên 18 tháng (thời gian căn cứ vào ngày cấp chứng chỉ đăng kiểm viên lần đầu hoặc được tính cộng dồn căn cứ vào hợp đồng lao động, hồ sơ bảo hiểm xã hội): học viên phải thực hiện kiểm tra, đánh giá tối thiểu 100 xe/mỗi công đoạn của nhiều loại xe khác nhau (có thể thực tập nhiều công đoạn trên một xe); lập hồ sơ phương tiện phải được thực hiện tối thiểu đối với 15 xe; chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo tối thiểu 10 xe;
- Thời gian 06 tháng đối với học viên đã có chứng chỉ đăng kiểm viên thực hiện một hoặc các công việc chuyên môn theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 45/2024/TT-BGTVT hoặc có thời gian làm việc tại các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, sản xuất, lắp ráp ô tô đáp ứng điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô của Chính phủ từ 12 tháng đến 18 tháng (thời gian căn cứ vào ngày cấp chứng chỉ đăng kiểm viên lần đầu hoặc được tính cộng dồn căn cứ vào hợp đồng lao động, hồ sơ bảo hiểm xã hội): học viên phải thực hiện kiểm tra, đánh giá tối thiểu 200 xe/mỗi công đoạn của nhiều loại xe khác nhau (có thể thực tập nhiều công đoạn trên một xe); lập hồ sơ phương tiện phải được thực hiện tối thiểu đối với 30 xe; chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo tối thiểu 20 xe;
- Thời gian 09 tháng đối với học viên đã có chứng chỉ đăng kiểm viên thực hiện một hoặc các công việc chuyên môn theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 45/2024/TT-BGTVT hoặc có thời gian làm việc tại các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, sản xuất, lắp ráp ô tô đáp ứng điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô của Chính phủ từ 06 tháng đến 12 tháng (thời gian căn cứ vào ngày cấp chứng chỉ đăng kiểm viên lần đầu hoặc được tính cộng dồn căn cứ vào hợp đồng lao động, hồ sơ bảo hiểm xã hội): học viên phải thực hiện kiểm tra, đánh giá tối thiểu 300 xe/mỗi công đoạn của nhiều loại xe khác nhau (có thể thực tập nhiều công đoạn trên một xe); lập hồ sơ phương tiện phải được thực hiện tối thiểu đối với 45 xe; chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo tối thiểu 30 xe;
- Thời gian tối thiểu 12 tháng đối với các trường hợp không quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Điều 6 Thông tư 45/2024/TT-BGTVT: học viên phải thực hiện kiểm tra, đánh giá tối thiểu 400 xe/mỗi công đoạn của nhiều loại xe khác nhau (có thể thực tập nhiều công đoạn trên một xe); lập hồ sơ phương tiện phải được thực hiện tối thiểu đối với 60 xe; chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo tối thiểu 40 xe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?