Giấy chuyển tuyến cấp theo Nghị định 146, Nghị định 75 còn giá trị hay không?
Giấy chuyển tuyến cấp theo Nghị định 146, Nghị định 75 còn giá trị hay không?
Tại khoản 5 Điều 15 Thông tư 01/2025/TT-BYT có quy định như sau:
Điều 15. Hiệu lực thi hành
[...]
5. Quy định chuyển tiếp:
[...]
c) Giấy hẹn khám lại, giấy chuyển tuyến được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực được sử dụng đến hết thời hạn có giá trị sử dụng của giấy theo quy định tại Thông tư này, trường hợp giấy chuyển tuyến trong năm dương lịch hết thời hạn có giá trị sử dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 mà người bệnh vẫn đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì giấy chuyển tuyến được sử dụng đến hết đợt điều trị;
[....]
đ) Các mẫu giấy hẹn khám lại, giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP được tiếp tục sử dụng đến khi Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoàn thành việc cập nhật và gửi dữ liệu thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo mẫu Phiếu hẹn khám lại và Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định tại Thông tư này nhưng không muộn hơn ngày 31 tháng 12 năm 2025.
Đồng thời, tại Công văn 252/BYT-BH năm 2025 thực hiện Thông tư 01/2025/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành cũng có quy định:
1. Điểm đ khoản 5 Điều 15 của Thông tư số 01/2025/TT-BYT quy định: “Các mẫu giấy hẹn khám lại, giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP được tiếp tục sử dụng đến khi Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoàn thành việc cập nhật và gửi dữ liệu thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo mẫu Phiếu hẹn khám lại và Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định tại Thông tư này nhưng không muộn hơn ngày 31 tháng 12 năm 2025. ”.
Như vậy, trong quá trình cập nhật, hoàn thiện phần mềm, cả hai mẫu phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Thông tư số 01/2025/TT-BYT và giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023 của Chính phủ đều được tiếp tục sử dụng đồng thời, có giá trị như nhau để làm căn cứ KBCB BHYT, thanh toán chi phí KBCB BHYT và không yêu cầu người bệnh quay lại cơ sở KBCB nơi chuyển người bệnh đi để xin cấp lại phiếu chuyển cơ sở KBCB theo mẫu mới.
Đồng thời, đề nghị các cơ sở KBCB khẩn trương cập nhật, hoàn thiện phần mềm quản lý hoạt động KBCB BHYT để cấp phiếu hẹn khám lại và phiếu chuyển cơ sở KBCB BHYT, cập nhật và gửi dữ liệu thanh toán chi phí KCB BHYT theo mẫu mới.
Căn cứ quy định trên, các giấy chuyển tuyến cấp theo Nghị định 146, Nghị định 75 vẫn còn giá trị (được tiếp tục sử dụng) đến khi Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoàn thành việc cập nhật và gửi dữ liệu thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo mẫu Phiếu hẹn khám lại và Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định tại Thông tư 01/2025/TT-BYT nhưng không muộn hơn ngày 31 tháng 12 năm 2025.
Các giấy chuyển tuyến cấp theo Nghị định 146, Nghị định 75 đều được tiếp tục sử dụng đồng thời, có giá trị như nhau để làm căn cứ KBCB BHYT, thanh toán chi phí KBCB BHYT và không yêu cầu người bệnh quay lại cơ sở KBCB nơi chuyển người bệnh đi để xin cấp lại phiếu chuyển cơ sở KBCB theo mẫu mới.
Giấy chuyển tuyến cấp theo Nghị định 146, Nghị định 75 còn giá trị hay không? (Hình từ Internet)
Các hình thức chuyển tuyến hiện nay?
Tại Điều 4 Thông tư 14/2014/TT-BYT có quy định về hình thức chuyển tuyến như sau:
- Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên:
+ Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1;
+ Chuyển người bệnh không theo trình tự trên nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện: Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;
- Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới.
- Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.
Thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến được quy định như thế nào?
Tại Điều 6 Thông tư 14/2014/TT-BYT có quy định về thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến như sau:
- Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
- Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân: Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
- Trong phiên trực, người trực lãnh đạo ký giấy chuyển tuyến đối với trường hợp cấp cứu.
Lưu ý: Trong nội dung bài viết này,
Nghị định 146 là Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế
Nghị định 75 là Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?