Giấy chuyển tuyến bệnh viện có thời hạn sử dụng bao lâu? Ai là người có thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến?
Giấy chuyển tuyến bệnh viện có thời hạn sử dụng bao lâu?
Trước đây, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 12 Thông tư 40/2015/TT-BYT, giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký.
Với quy định hiện hành, điểm c khoản 1 Điều 12 Thông tư 40/2015/TT-BYT đã bị bãi bỏ bởi điểm đ khoản 2 Điều 41 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Thay vào đó, theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định liên quan đến giấy chuyển tuyến như sau:
Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
...
5. Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.
Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Xem thêm về Mẫu Giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế: Tại đây
Theo quy định nêu trên, có thể thấy, hiện nay thời hạn sử dụng của Giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế sẽ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định dựa trên tình hình thực tế của người bệnh và được thể hiện ngay trong nội dung giấy chuyển tuyến.
Giấy chuyển tuyến bệnh viện có thời hạn sử dụng bao lâu? (Hình từ Internet)
Ai là người có thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến?
Điều 6 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định về thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến như sau:
Thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến
1. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
2. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân: Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
3. Trong phiên trực, người trực lãnh đạo ký giấy chuyển tuyến đối với trường hợp cấp cứu.
Theo đó, thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến thuộc về:
- Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước:
+ Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
+ Người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
- Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân:
+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
+ Người được người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
- Người trực lãnh đạo ký giấy chuyển tuyến đối với trường hợp cấp cứu trong phiên trực
Thủ tục chuyển tuyến và giao giấy chuyển tuyến để chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên được thực hiện như thế nào?
Khoản 1 Điều 7 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định liên quan đến thủ tục chuyển tuyến và giao giấy chuyển tuyến để chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên như sau:
Thủ tục chuyển tuyến
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện chuyển người bệnh lên tuyến trên hoặc cùng tuyến theo thủ tục sau đây:
a) Thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
b) Ký giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trường hợp người bệnh cấp cứu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển;
d) Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp;
đ) Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến;
e) Bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.
2. Thủ tục chuyển người bệnh về tuyến dưới được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, đ và e Khoản 1 Điều này.
Theo đó, thủ tục chuyển tuyến và giao giấy chuyển tuyến để chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện chuyển người bệnh lên tuyến trên tiến hành:
- Thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
- Ký giấy chuyển tuyến;
- Trường hợp người bệnh cấp cứu:
+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến
+ Kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển;
+ Chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển;
- Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến:
+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp
- Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến;
- Bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?