Không có bằng sư phạm, được đăng ký kinh doanh dạy thêm ngoài trường không?
Không có bằng sư phạm, được đăng ký kinh doanh dạy thêm ngoài trường không?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, từ ngày 14/2/2025, theo Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh sẽ phải đăng ký kinh doanh.
Trước đây, tại Điều 8 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT (Điều này bị hết hiệu lực bởi Điều 1 Quyết định 2499/QĐ-BGDĐT năm 2019), yêu cầu đối với người dạy thêm như sau:
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục 2019.
- Có đủ sức khoẻ.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác.
- Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
- Được thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận các nội dung quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT (đối với người dạy thêm ngoài nhà trường); được thủ trưởng cơ quan quản lý cho phép theo quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định này (đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập).
Tuy nhiên, hiện nay, căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 14/02/2025) quy định về dạy thêm học thêm ngoài nhà trường như sau:
Điều 6. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
[....]
2. Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.
3. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).
Theo quy định tại Thông tư 29 về dạy thêm học thêm, người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.
Như vậy theo quy định hiện hành, người không có bằng sư phạm vẫn có thể đăng ký kinh doanh dạy thêm.
Không có bằng sư phạm, được đăng ký kinh doanh dạy thêm ngoài trường không? (Hình từ Internet)
05 điều kiện mở lớp dạy thêm ngoài trường học từ 14/2/2025?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường như sau:
Điều 6. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
1. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:
a) Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).
[...]
Như vậy, theo Thông tư 29 Bộ Giáo dục có hiệu lực từ 14/2/2025, 05 điều kiện mở lớp dạy thêm ngoài trường học bao gồm:
Thứ nhất: Phải đăng ký kinh doanh để chịu sự quản lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020;
Thứ hai: Phải công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ sở dạy thêm hoặc niêm yết tại cơ sở dạy thêm về các môn học được tổ chức dạy thêm, học thêm;
Thứ ba: Công khai thời lượng dạy thêm của từng môn học theo từng khối lớp;
Thứ tư: Công khai địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm;
Thứ năm: Công khai danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.
Ai phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lí trực tiếp về chất lượng dạy thêm, học thêm trong nhà trường?
Tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định trách nhiệm của Hiệu trưởng như sau:
Điều 13. Trách nhiệm của Hiệu trưởng
1. Tổ chức việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Quản lí giáo viên đang dạy học tại nhà trường khi tham gia dạy thêm ngoài nhà trường bảo đảm thực hiện theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này; phối hợp theo dõi, kiểm tra hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường của giáo viên đang dạy học tại nhà trường.
3. Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lí trực tiếp về chất lượng dạy thêm, học thêm trong nhà trường; việc quản lí, sử dụng kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định
[....]
Như vậy, Hiệu trưởng là người phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lí trực tiếp về chất lượng dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?