Nhóm đối tượng 1 được cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh lớp 10 năm 2025?
Nhóm đối tượng 1 được cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh lớp 10 năm 2025?
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 14 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT quy định về chế độ ưu tiên tuyển sinh trung học phổ thông như sau:
Điều 14. Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên tuyển sinh trung học phổ thông
[...]
2. Đối tượng được cộng điểm ưu tiên
Điểm ưu tiên được cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 (mười) đối với mỗi môn thi. Trong đó, nhóm 1: được cộng 2,0 điểm; nhóm 2 được cộng 1,5 điểm; nhóm 3 được cộng 1,0 điểm.
a) Nhóm đối tượng 1:
- Con liệt sĩ;
- Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên;
- Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên;
- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”;
- Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
[...]
Như vậy, năm 2025, nhóm đối tượng 1 được cộng 2,0 điểm ưu tiên trong tuyển sinh lớp 10 cụ thể là:
- Con liệt sĩ;
- Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên;
- Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên;
- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”;
- Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;
- Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Nhóm đối tượng 1 được cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh lớp 10 năm 2025? (Hình từ Internet)
Khi nào công bố bài thi thứ 3 vào lớp 10?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 13 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT quy định về tổ chức thi tuyển như sau:
Điều 13. Tổ chức thi tuyển
1. Môn thi, bài thi
[...]
b) Môn thi hoặc bài thi thứ 3 được công bố sau khi kết thúc học kì I nhưng không muộn hơn ngày 31 tháng 3 hằng năm.
c) Thời gian làm bài thi: môn Ngữ văn: 120 phút; môn Toán: 90 phút hoặc 120 phút; môn thi thứ ba: 60 phút hoặc 90 phút; bài thi thứ ba: 90 phút hoặc 120 phút.
d) Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, chủ yếu là lớp 9.
[...]
Theo đó, môn thi hoặc bài thi thứ 3 được công bố sau khi kết thúc học kì 1 nhưng không muộn hơn ngày 31/3 hằng năm.
Như vậy, công bố bài thi thứ 3 vào lớp 10 khi kết thúc học kì 1 nhưng không muộn hơn ngày 31/3 hằng năm.
Quy định về mục tiêu của giáo dục phổ thông như thế nào?
Căn cứ theo Điều 29 Luật Giáo dục 2019 quy định về mục tiêu của giáo dục phổ thông như sau:
Điều 29. Mục tiêu của giáo dục phổ thông
1. Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
[...]
Theo đó, mục tiêu của giáo dục phổ thông như sau:
- Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
- Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
- Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lưu ý: Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 14/02/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tuyển sinh vào lớp 10 có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?