Mẫu biên bản phát hiện tiền thật trong số tiền giả giao nhận năm 2025?
Mẫu biên bản phát hiện tiền thật trong số tiền giả giao nhận năm 2025?
Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 58/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Dưới đây là Mẫu biên bản phát hiện tiền thật trong số tiền giả giao nhận:
Tải về Mẫu biên bản phát hiện tiền thật trong số tiền giả giao nhận:
Ghi chú:
- Bên nhận lập biên bản.
- Tùy trường hợp, có thể bổ sung các thành phần liên quan của bên giao và bên nhận.
- (*): Ghi đầy đủ seri của từng tờ tiền thật, ví dụ: AB 12345678.
Mẫu biên bản phát hiện tiền thật trong số tiền giả giao nhận năm 2025? (Hình từ Internet)
Thu giữ tiền giả trong ngành ngân hàng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 58/2024/TT-NHNN quy định về thu giữ tiền giả trong ngành ngân hàng cụ thể như sau:
(1) Trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối chiếu với đặc điểm bảo an trên tiền thật (hoặc tiền mẫu) cùng loại hoặc thông báo về đặc điểm và cách nhận biết tiền Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước đã công bố, đối chiếu với thông báo về đặc điểm nhận biết tiền giả của Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an và xử lý như sau:
- Trường hợp khẳng định là loại tiền giả đã được Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an thông báo bằng văn bản, phải thực hiện thu giữ, lập biên bản theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP. Việc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 58/2024/TT-NHNN.
- Trường hợp xác định là tiền giả loại mới, phải thực hiện thu giữ và lập biên bản theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP nhưng không đóng dấu, không bấm lỗ tiền giả.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày thu giữ tiền giả loại mới, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch phải thông báo bằng văn bản cho Cục Phát hành và Kho quỹ; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn nơi tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tài khoản thanh toán (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn).
Lưu ý: Nội dung thông báo bao gồm các thông tin về loại tiền, số lượng, seri và mô tả đặc điểm của tiền giả.
(2) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo kịp thời cho cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp, xử lý khi phát hiện một trong các trường hợp sau:
(i) Có dấu hiệu nghi vấn tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.
(ii) Tiền giả loại mới.
(iii) Có 5 tờ tiền giả (hoặc 5 miếng tiền kim loại giả) hoặc nhiều hơn trong một giao dịch.
(iv) Khách hàng không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả.
(3) Trong quá trình kiểm đếm, phân loại, tuyển chọn tiền, sau khi giao nhận tiền mặt theo bó, túi nguyên niêm phong trong ngành ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khi phát hiện tiền giả, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xử lý như đối với tiền giả phát hiện trong giao dịch tiền mặt quy định tại (1) và (ii), (iii) (2).
Đóng gói, niêm phong tiền giả được thực hiện cụ thể ra sao?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 58/2024/TT-NHNN quy định về đóng gói, bảo quản tiền giả như sau:
Điều 8. Đóng gói, bảo quản tiền giả
1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch có trách nhiệm đóng gói, niêm phong tiền giả. Niêm phong tiền giả được thực hiện theo quy định về niêm phong tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước nhưng phải được đóng dấu “TIỀN GIẢ” trên niêm phong để phân biệt với tiền thật.
2. Đóng gói, niêm phong tiền giả
a) Tiền cotton giả, tiền polymer giả: 100 tờ tiền cùng mệnh giá, cùng chất liệu đóng thành 1 thếp; 10 thếp đóng thành 1 bó (1.000 tờ) và niêm phong.
b) Tiền kim loại giả: 100 miếng cùng mệnh giá được đóng thành 1 túi nhỏ và niêm phong; 10 túi nhỏ đóng thành một túi lớn (1.000 miếng) và niêm phong.
c) Trường hợp không đủ số lượng để đóng bó (hoặc túi), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch cũng thực hiện đóng gói, niêm phong, ghi rõ số lượng tờ (hoặc miếng) để thuận tiện trong giao nhận.
3. Tiền giả được bảo quản riêng trong kho tiền của hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, đóng gói, niêm phong tiền giả được thực hiện cụ thể sau đây:
- Tiền cotton giả, tiền polymer giả: 100 tờ tiền cùng mệnh giá, cùng chất liệu đóng thành 1 thếp; 10 thếp đóng thành 1 bó (1.000 tờ) và niêm phong.
- Tiền kim loại giả: 100 miếng cùng mệnh giá được đóng thành 1 túi nhỏ và niêm phong; 10 túi nhỏ đóng thành một túi lớn (1.000 miếng) và niêm phong.
- Trường hợp không đủ số lượng để đóng bó (hoặc túi), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch cũng thực hiện đóng gói, niêm phong, ghi rõ số lượng tờ (hoặc miếng) để thuận tiện trong giao nhận.
Lưu ý: Thông tư 58/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 14/02/2025
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?