Nhà mặt tiền là gì? Phương thức phát triển nhà ở của cá nhân hiện nay được quy định như thế nào?

Nhà mặt tiền là gì? Phương thức phát triển nhà ở của cá nhân hiện nay được quy định như thế nào?

Nhà mặt tiền là gì?

Hiện nay, Luật Nhà ở 2023 không quy định khái niệm Nhà mặt tiền. Tuy nhiên, một số văn bản có đề cập đến thuật ngữ nhà mặt tiền có thể kể đến như:

Quyết định 682/BXD-CSXD về Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

Quyết định 983/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án thí điểm huy động sự tham gia quản lý vỉa hè đường đô thị của các hộ gia đình trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

Quyết định 19/2020/QĐ-UBND về Quy chế bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An do tỉnh Quảng Nam ban hành

...và nhiều văn bản khác...

Trên thực tế, có thể hiểu nhà mặt tiền là nhà có một mặt tiếp giáp trực tiếp với đường phố hoặc khu vực công cộng.

Đây là những ngôi nhà có vị trí đặc biệt, dễ tiếp cận và thường có giá trị cao hơn so với các ngôi nhà nằm sâu trong hẻm hay những khu vực không tiếp giáp với đường lớn. Thông thường, nhà mặt tiền sẽ được sử dụng để kinh doanh hoặc làm văn phòng.

Nhà mặt tiền là gì? Phương thức phát triển nhà ở của cá nhân hiện nay được quy định như thế nào?

Nhà mặt tiền là gì? Phương thức phát triển nhà ở của cá nhân hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Phương thức phát triển nhà ở của cá nhân hiện nay được quy định như thế nào?

Tại Điều 55 Luật Nhà ở 2023 có quy định về phương thức phát triển nhà ở của cá nhân hiện nay như sau:

- Cá nhân tại khu vực nông thôn thực hiện xây dựng nhà ở theo các phương thức sau đây:

+ Tự tổ chức xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác xây dựng hoặc được tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ xây dựng nhà ở;

+ Thuê đơn vị, cá nhân có năng lực về hoạt động xây dựng để xây dựng nhà ở đối với trường hợp pháp luật về xây dựng yêu cầu phải có đơn vị, cá nhân có năng lực thực hiện xây dựng;

+ Hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở.

- Cá nhân tại khu vực đô thị thực hiện xây dựng nhà ở theo phương thức quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 55 Luật Nhà ở 2023 và phương thức sau đây:

+ Hợp tác để cải tạo, chỉnh trang đô thị trong đó có nhà ở hoặc để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở 2023

+ Hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở bằng việc góp quyền sử dụng đất, góp vốn, nhân công, vật liệu và công sức của các thành viên trong nhóm hợp tác.

Các thành viên trong nhóm hợp tác phải thỏa thuận về cách thức góp quyền sử dụng đất, góp vốn, nhân công, vật liệu, công sức, thời gian thực hiện, quyền và nghĩa vụ của các thành viên và cam kết thực hiện thỏa thuận của nhóm hợp tác.

Yêu cầu về phát triển nhà ở của cá nhân hiện nay được quy định như thế nào?

Tại Điều 54 Luật Nhà ở 2023, một số cụm từ bị thay thế bởi điểm đ khoản 5 Điều 57 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2025) có quy định yêu cầu về phát triển nhà ở của cá nhân hiện nay như sau:

- Phải phù hợp với quy hoạch đô thị và nông thôn và tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng.

- Việc xây dựng nhà ở phải bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, yêu cầu vệ sinh, môi trường, kiến trúc, cảnh quan và không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với công trình xây dựng liền kề. Việc xây dựng, cải tạo nhà ở phải kết hợp với việc giữ gìn, bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống, phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện sản xuất của từng khu vực, từng vùng, miền, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa. Việc xây dựng nhà ở trong dự án phải phù hợp với quy hoạch chi tiết theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn của dự án đã được phê duyệt.

- Cá nhân chỉ được xây dựng nhà ở trên diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng của mình, được Nhà nước giao, bao gồm cả trường hợp giao đất do bồi thường về đất, đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc thuê, mượn của tổ chức, cá nhân khác.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí từ ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để cá nhân bảo tồn, bảo trì, cải tạo nhà ở trong khu vực cần bảo tồn giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử.

Xây dựng nhà ở
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xây dựng nhà ở
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà mặt tiền là gì? Phương thức phát triển nhà ở của cá nhân hiện nay được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua phải nhà xây dựng không đúng với giấy phép thì không được cấp sổ đỏ đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện xây dựng nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ cho thuê là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở có cần phải kê khai nộp thuế không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xây dựng nhà ở
Huỳnh Minh Hân
22 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào