Người làm công tác phân tích vật liệu nổ công nghiệp có phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp không?

Người làm công tác phân tích vật liệu nổ công nghiệp có phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp không?

Người làm công tác phân tích vật liệu nổ công nghiệp có phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp không?

Căn cứ Điều 5 Nghi định 181/2024/NĐ-CP, đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, ứng phó sự cố bao gồm:

Điều 5. Đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, ứng phó sự cố
1. Người quản lý.
2. Người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
3. Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vật liệu nổ công nghiệp.
4. Chỉ huy nổ mìn.
5. Thợ nổ mìn.
6. Người phục vụ liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
7. Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp.

Theo đó, người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp thuộc đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp.

Có cần huấn luyện nội dung ứng phó sự cố liên quan đến sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp đối với người làm phân tích không?

Căn cứ khoản 7 Điều 7 Nghị định 181/2024/NĐ-CP quy định nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp như sau:

Điều 7. Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp
[…]
7. Nội dung huấn luyện đối với người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp
a) Quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; tiêu chuẩn, quy chuẩn về các chỉ tiêu đánh giá chất lượng vật liệu nổ công nghiệp;
b) Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp;
c) Phân loại, ghi nhãn vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam;
d) Các phương pháp kiểm tra, thử nghiệm; các biện pháp an toàn khi kiểm tra đánh giá vật liệu nổ công nghiệp; các phương pháp tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp;
đ) Quy trình phân tích, thử nghiệm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng vật liệu nổ công nghiệp;
e) Ứng phó sự cố liên quan đến sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại khoản 8 Điều này đối với người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp của tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.

Theo đó, việc ứng phó sự cố liên quan đến sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại khoản 8 Điều 7 Nghị định 181/2024/NĐ-CP đối với người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp của tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp là một trong các nội dung huấn luyện của người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp.

Người làm công tác phân tích vật liệu nổ công nghiệp có phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp không?

Người làm công tác phân tích vật liệu nổ công nghiệp có phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp không? (Hình từ Internet)

Điều kiện để được làm người huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp là gì?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 181/2024/NĐ-CP quy định tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp như sau:

Điều 8. Tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, ứng phó sự cố trong sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp
1. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này có trách nhiệm
a) Biên soạn tài liệu và tổ chức huấn luyện cho người quản lý theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này;
b) Lựa chọn người huấn luyện phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Quản lý, theo dõi công tác huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người quản lý của tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
2. Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp có trách nhiệm
a) Biên soạn tài liệu và tổ chức huấn luyện cho các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này trừ người quản lý theo nội dung quy định từ khoản 2 đến khoản 7 Điều 7 Nghị định này và phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của tổ chức, doanh nghiệp;
b) Lựa chọn người huấn luyện phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp cho người quản lý; kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này, trừ người quản lý;
d) Quản lý, theo dõi công tác huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp cho các đối tượng quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 5 Nghị định này.
3. Người huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này và có kinh nghiệm thực tế làm việc về kỹ thuật, an toàn vật liệu nổ công nghiệp từ 05 năm liên tục liền kề trở lên hoặc làm quản lý nhà nước trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp từ 03 năm liên tục liền kề trở lên.
4. Hình thức huấn luyện
a) Huấn luyện lần đầu: Các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này phải được huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp trước khi thực hiện các hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ đối với các đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 5 Nghị định này và 12 giờ đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
b) Huấn luyện định kỳ: Các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được huấn luyện 02 năm một lần. Thời gian huấn luyện bằng một nửa (1/2) thời gian huấn luyện lần đầu;
c) Huấn luyện lại: Các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này phải thực hiện huấn luyện lại khi kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu; thợ nổ mìn, người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp đã ngừng công việc từ 06 tháng trở lên hoặc có liên quan đến sự thay đổi về công nghệ sản xuất, phương pháp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Thời gian huấn luyện bằng một nửa (1/2) thời gian huấn luyện lần đầu.

Theo đó người huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 181/2024/NĐ-CP và có kinh nghiệm thực tế làm việc về kỹ thuật, an toàn vật liệu nổ công nghiệp từ 05 năm liên tục liền kề trở lên hoặc làm quản lý nhà nước trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp từ 03 năm liên tục liền kề trở lên

Vật liệu nổ công nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vật liệu nổ công nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nào được phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Người làm công tác phân tích vật liệu nổ công nghiệp có phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục cấp lại, cấp đổi, điều chỉnh giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 98/2024/TT-BQP quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ?
Hỏi đáp Pháp luật
Vật liệu nổ công nghiệp là gì? Điều kiện kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh từ 1/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 23/2024/TT-BCT quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ của BCT?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty không xây dựng tài liệu huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm đủ điều kiện nào? Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải tuân những vấn đề nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vật liệu nổ công nghiệp
40 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào