Mẫu đơn đề nghị cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất năm 2025?
Mẫu đơn đề nghị cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất năm 2025?
Mẫu đơn đề nghị cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất năm 2025 là Mẫu số 02 tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị định 175/2024/NĐ-CP.
Dưới đây là mẫu đơn đề nghị cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất năm 2025:
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất năm 2025:
Mẫu đơn đề nghị cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất năm 2025? (Hình từ Internet)
Sở Xây dựng có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng không?
Căn cứ theo Điều 77 Nghị định 175/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 77. Thẩm quyền sát hạch, cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề
1. Thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề:
a) Phân cấp thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chứng chỉ hành nghề hạng I theo quy định tại khoản 3 Điều 149 của Luật Xây dựng năm 2014 cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân cấp tiếp cho Sở Xây dựng địa phương thực hiện công tác này theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương;
b) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III và hạng I khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp;
c) Tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 92 Nghị định này có thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của hội viên của mình đã được kết nạp trước thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tối thiểu 03 tháng.
[...]
Sở Xây dựng có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II, hạng III và hạng I khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp;
Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 62. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
1. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề) được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 53 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.
Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này. Các hoạt động tư vấn liên quan đến kiến trúc, phòng cháy chữa cháy thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc và phòng cháy chữa cháy.
[...]
4. Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.
5. Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.
Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.
[...]
Theo đó, chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu sẽ có hiệu lực trong 05 năm.
Còn với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài thì hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 02c - Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2025?
- Đất xây dựng công trình xử lý nước thải tại khu vực đô thị và nông thôn có được miễn tiền thuê đất hay không?
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?