Các loại báo cáo cần phải nộp đối với doanh nghiệp FDI trong năm 2025?
Các loại báo cáo cần phải nộp đối với doanh nghiệp FDI trong năm 2025?
Căn cứ khoản 22 Điều 3 Luật Đầu từ 2020 quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
22. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
[...]
Doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investment) là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Năm 2025, các loại báo cáo cần phải nộp đối với doanh nghiệp FDI, bao gồm:
Loại báo cáo | Thời gian nộp | Nội dung |
Báo cáo hoạt động đầu tư Hằng quý, hằng năm doanh nghiệp FDI thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn về tình hình thực hiện dự án đầu tư (Quy định tại Điều 72 Luật Đầu tư 2020) | Báo cáo quý được thực hiện trước ngày 10 của tháng đầu quý sau quý báo cáo Báo cáo năm được thực hiện trước ngày 31/3 năm sau của năm báo cáo. (Điều 102 Nghị định 31/2021/NĐ-CP) | [1] Báo cáo hằng năm gồm các nội dung: - Chỉ tiêu của báo cáo quý và chỉ tiêu về lợi nhuận - Thu nhập của người lao động - Các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xử lý và bảo vệ môi trường, nguồn gốc công nghệ sử dụng. [2] Báo cáo quý gồm các nội dung: - Vốn đầu tư thực hiện - Doanh thu thuần - Xuất khẩu, nhập khẩu - Lao động - Thuế và các khoản nộp ngân sách - Tình hình sử dụng đất, mặt nước |
Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư (Quy định tại khoản 4 Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP) | - Gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10/7 của năm báo cáo - Gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10/02 năm sau - Gửi báo cáo trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án (Quy định tại điểm a khoản 11 Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP) | - Báo cáo giám sát, đánh giá định ký: 6 tháng và cả năm - Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh chương trình, dự án - Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án - Báo cáo đánh giá chương trình, dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện - Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý. |
Báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng | Trước ngày 31 tháng 01, doanh nghiệp FDI có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (Quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 09/2018/NĐ-CP) | Báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, hoạt động của cơ sở bán lẻ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. |
Báo cáo tài chính | Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày (Quy định tại điểm a khoản 2 Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC) | |
Báo cáo tình hình sử dụng lao động (Quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP) | - Định kỳ 06 tháng thì nộp báo cáo trước ngày 05 tháng 6 - Hằng năm thì thời gian nộp trước ngày 05 tháng 12 |
Lưu ý: Các loại báo cáo về giám sát đánh giá đầu tư được áp dụng đối với những dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Luật Đầu tư công 2024, Luật Xây dựng 2014; dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 theo phương thức đối tác công tư; dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2020.
Ngoài ra, nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác lập và gửi cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư các loại báo cáo sau:
- Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm
- Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án
- Báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có)
Các loại báo cáo cần phải nộp đối với doanh nghiệp FDI trong năm 2025? (Hình từ Internet)
Tranh chấp giữa doanh nghiệp FDI với cơ quan nhà nước trong hoạt động đầu tư kinh doanh thì được giải quyết thông qua đâu?
Căn cứ Điều 14 Luật Đầu tư 2020 quy định giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh:
Điều 14. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh
1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này
[...]
Theo quy định trên, trong hoạt động đầu tư kinh doanh thì tranh chấp giữa doanh nghiệp FDI với cơ quan nhà nước được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam.
Trừ trường hợp ranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
- Tòa án Việt Nam
- Trọng tài Việt Nam
- Trọng tài nước ngoài
- Trọng tài quốc tế
- Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập
Có bao nhiêu hình thức đầu tư tại Việt Nam?
Căn cứ Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định có 05 hình thức đầu tư tại Việt Nam bao gồm:
[1] Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
[2] Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
[3] Thực hiện dự án đầu tư
[4] Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
[5] Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp FDI có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?