Có áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm không?

Có áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm?

Có áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm?

Tại Điều 3 Nghị định 174/2024/NĐ-CP có quy định về hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm như sau:

Điều 3. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, tổ chức, cá nhân bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền.
2. Cảnh cáo áp dụng đối với cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
3. Mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:
a) Mức xử phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức xử phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại Điều 9, Điều 10, khoản 2 Điều 11, Điều 12, Điều 14, khoản 2 Điều 15, Điều 16, khoản 2 Điều 18, Điều 20, Điều 21, khoản 2 Điều 22, Điều 24, Điều 25, điểm b, điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 27, Điều 28, Điều 33, khoản 1 Điều 38, Điều 40 của Nghị định này chỉ áp dụng để xử phạt đối với tổ chức;
b) Mức xử phạt bằng tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng hành vi vi phạm;
c) Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tối đa là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 200.000.000 đồng.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động có thời hạn.
[....]

Theo đó, hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

Có áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm?

Có áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? (Hình từ Internet)

Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thuộc về ai?

Tại Điều 41 Nghị định 174/2024/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm như sau:

Điều 41. Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 5 Điều 3 của Nghị định này.
2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 5 Điều 3 của Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 5 Điều 3 của Nghị định này,
4. Giám đốc Công an tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 5 Điều 3 của Nghị định này.
5. Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 5 Điều 3 của Nghị định này.
6. Thanh tra viên ngân hàng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 5 Điều 3 của Nghị định này.
7. Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 5 Điều 3 của Nghị định này.
8. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định này:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 5 Điều 3 của Nghị định này.

Theo đó, thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thuộc về:

- Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính

- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính

- Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm

- Giám đốc Công an tỉnh

- Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

- Thanh tra viên ngân hàng

- Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng

- Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Tổng hợp các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm?

Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 174/2024/NĐ-CP có quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm như sau:

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;

- Buộc thực hiện công bố hoặc công bố đúng quy định hoặc thông báo hoặc buộc cải chính thông tin;

- Buộc chuyên gia tính toán thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo quy định pháp luật; buộc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô sử dụng chuyên gia tính toán thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo quy định pháp luật;

- Buộc cung cấp cho bên mua bảo hiểm các tài liệu trong quá trình giao kết của các hợp đồng bảo hiểm chưa hết thời hạn hợp đồng tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

- Buộc giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm chưa hết thời hạn hợp đồng tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

- Buộc cung cấp cho bên mua bảo hiểm bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm chưa hết thời hạn hợp đồng tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

- Buộc thông báo cho Bộ Tài chính về việc cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng;

- Buộc thực hiện đúng quy định pháp luật;

- Buộc dừng sử dụng người trực tiếp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm;

- Buộc nộp lại Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;

- Buộc hoàn trả lại số tiền đã chiếm đoạt.

Kinh doanh bảo hiểm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kinh doanh bảo hiểm
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 15/2/2025, không giải thích rõ ràng cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bị phạt tới 100 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Có áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 174/2024/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm có bao gồm nhóm thông tin về đại lý bảo hiểm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn trình tự thu hồi giấy phép đặt VPĐD doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong kinh doanh bảo hiểm, người thụ hưởng có bắt buộc là người thân của bên mua bảo hiểm hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cửa hàng từ chối bảo hành sản phẩm cho người tiêu dùng có bị phạt tiền không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có được từ chối bán bảo hiểm bắt buộc cho chủ xe cơ giới không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi thông đồng để trục lợi trong hoạt động bảo hiểm có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian chờ trong hợp đồng bảo hiểm được xác định như thế nào? Trường hợp nào được xác định là thương tật toàn bộ vĩnh viễn để hưởng bảo hiểm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kinh doanh bảo hiểm
Huỳnh Minh Hân
42 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào