Trong kinh doanh bảo hiểm, người thụ hưởng có bắt buộc là người thân của bên mua bảo hiểm hay không?

Cho tôi hỏi, trong kinh doanh bảo hiểm, người thụ hưởng có bắt buộc là người than của bên mua bảo hiểm hay không? Nhờ anh chị giải đáp.

Trong kinh doanh bảo hiểm, người thụ hưởng bảo hiểm là gì?

Căn cứ quy định khoản 26 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
26. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Như vậy, người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Người thụ hưởng có bắt buộc là người than của bên mua bảo hiểm hay không?

Trong kinh doanh bảo hiểm, người thụ hưởng có bắt buộc là người thân của bên mua bảo hiểm hay không? (Hình từ Internet)

Trong kinh doanh bảo hiểm, người thụ hưởng có bắt buộc là người thân của bên mua bảo hiểm hay không?

Căn cứ quy định khoản 26 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
26. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Như vậy, người thụ hưởng không bắt buộc phải là người thân của bên mua bảo hiểm. Người thụ hưởng có thể là cá nhân, tổ chức bất kì nào đó được bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Trường hợp người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết cho người được bảo hiểm thì người thụ hưởng có được nhận tiền bảo hiểm không?

Căn cứ quy định Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm như sau:

Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
đ) Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Như vậy, trường hợp người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết cho người được bảo hiểm thì người thụ hưởng có sẽ không được nhận tiền bảo hiểm, trừ trường hợp:

Có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Trân trọng!

Kinh doanh bảo hiểm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kinh doanh bảo hiểm
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm có bao gồm nhóm thông tin về đại lý bảo hiểm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn trình tự thu hồi giấy phép đặt VPĐD doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong kinh doanh bảo hiểm, người thụ hưởng có bắt buộc là người thân của bên mua bảo hiểm hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cửa hàng từ chối bảo hành sản phẩm cho người tiêu dùng có bị phạt tiền không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có được từ chối bán bảo hiểm bắt buộc cho chủ xe cơ giới không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi thông đồng để trục lợi trong hoạt động bảo hiểm có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian chờ trong hợp đồng bảo hiểm được xác định như thế nào? Trường hợp nào được xác định là thương tật toàn bộ vĩnh viễn để hưởng bảo hiểm?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán bảo hiểm liên kết đầu tư phải ghi âm nội dung tư vấn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng không được bán bảo hiểm liên kết đầu tư khi khách hàng vay tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài bao gồm những hoạt động nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kinh doanh bảo hiểm
Đinh Khắc Vỹ
12,293 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kinh doanh bảo hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh bảo hiểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào