Đã có Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chế độ chính sách đối với CBCCVC trong sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Đã có Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chế độ chính sách đối với CBCCVC trong sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Đối tượng được áp dụng chính sách, chế độ theo Nghị định 178/NĐ-CP là ai?
- Cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng chính sách, chế độ đối với cán bộ công chức viên chức trong sắp xếp tổ chức bộ máy như thế nào?
Đã có Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chế độ chính sách đối với CBCCVC trong sắp xếp tổ chức bộ máy?
Ngày 31/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 178/2024/NĐ-CP Tải về về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Nghị định 178/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Đối với những người đã hưởng chính sách quy định tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP về tinh giản biên chế trước ngày 01 tháng 01 năm 2025 thì không được hưởng chính sách, chế độ quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chính sách, chế độ, gồm:
Chính sách đối với người nghỉ việc (nghỉ hưu và nghỉ thôi việc); chính sách đối với người thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý thấp hơn; chính sách tăng cường đi công tác ở cơ sở; chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp; trách nhiệm thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã; lực lượng vũ trang (gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu) trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp của hệ thống chính trị, gồm:
(1) Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã và lực lượng vũ trang.
(2) Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của các cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; của các bộ, ngành, cơ quan ở trung ương; thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
(3) Đơn vị sự nghiệp công lập khác (không thuộc quy định tại (2)) hoàn thành việc sắp xếp tổ chức hoặc cơ cấu lại nhân lực của đơn vị trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
Đã có Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chế độ chính sách đối với CBCCVC trong sắp xếp tổ chức bộ máy? (Hình từ Internet)
Đối tượng được áp dụng chính sách, chế độ theo Nghị định 178/NĐ-CP là ai?
Theo Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP Tải về quy định đối tượng được áp dụng chính sách, chế độ gồm:
(1) Cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp (sau đây viết tắt là sắp xếp tổ chức bộ máy) quy định tại Điều 1 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức;
- Cán bộ, công chức cấp xã;
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15/01/2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức (sau đây viết tắt là người lao động);
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; đ) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
(2) Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và cán bộ nghỉ thôi việc theo nguyện vọng thực hiện theo quy định tại Nghị định khác của Chính phủ.
Cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng chính sách, chế độ đối với cán bộ công chức viên chức trong sắp xếp tổ chức bộ máy như thế nào?
Theo Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP Tải về quy định cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng chính sách, chế độ đối với cán bộ công chức viên chức trong sắp xếp tổ chức bộ máy như sau:
(1) Thời gian nghỉ sớm để tính số tháng hưởng chế độ trợ cấp hưu trí một lần là thời gian kể từ thời điểm nghỉ hưu ghi tại quyết định nghỉ hưu đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, tối đa 5 năm (60 tháng).
(2) Thời gian để tính trợ cấp thôi việc là thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang quy định tại Điều 1 Nghị định này:
- Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 05 năm trở lên thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc tối đa 05 năm (60 tháng).
- Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 05 năm thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc bằng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
(3) Thời gian để tính trợ cấp theo số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 7, khoản 2 Điều 9 và khoản 2 Điều 10 Nghị định 178/2024/NĐ-CP là tổng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (theo sổ bảo hiểm xã hội của mỗi người) nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc làm hoặc chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ.
Trường hợp tổng thời gian để tính trợ cấp có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 0,5 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.
(4) Thời gian để tính trợ cấp theo số năm nghỉ hưu trước tuổi quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, nếu có số tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 0,5 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.
(5) Thời điểm được dùng làm căn cứ để tính đủ tuổi đời hưởng chính sách, chế độ nghỉ việc là ngày 01 tháng sau liền kề với tháng sinh; trường hợp trong hồ sơ không xác định ngày, tháng sinh trong năm thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh.
(6) Tiền lương tháng hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc, bao gồm: Mức tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc hàm, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động và các khoản phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?