Ngân hàng OCB là ngân hàng gì? Giờ làm việc ngân hàng OCB từ thứ mấy đến thứ mấy?
Ngân hàng OCB là ngân hàng gì? Giờ làm việc ngân hàng OCB từ thứ mấy đến thứ mấy?
Căn cứ theo Điều lệ Ngân hàng TMCP Phương Đông Tải về như sau:
Điều 3. Tên, địa chỉ và thời hạn hoạt động
1. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông, được phép hoạt động theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 0061/NHGP ngày 13-4-1996 do Thống đốc NHNN cấp, có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và có các đặc điểm theo các khoản từ khoản 2 đến khoản 9 của Điều này.
2. Tên Ngân hàng:
a) Tên đầy đủ bằng tiếng Việt Nam: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG.
b) Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK.
c) Tên viết tắt: NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG hoặc OCB,
3. Trụ sở chính:
a) Địa chỉ: Số 41 và 45 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
[...]
Như vậy, ngân hàng OCB là ngân hàng TMCP Phương Đông.
Giờ làm việc của ngân hàng OCB bắt đầu từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần, nghỉ chiều thứ 7, ngày chủ nhật và các ngày lễ tết, cụ thể như sau:
- Thứ 2 đến Thứ 6:
+ Buổi sáng: từ 8 giờ đến 12 giờ.
+ Buổi chiều: từ 13 giờ đến 17 giờ.
- Thứ 7: Buổi sáng: từ 8 giờ đến 12 giờ.
Ngân hàng OCB là ngân hàng gì? Giờ làm việc ngân hàng OCB từ thứ mấy đến thứ mấy? (Hình từ Internet)
Người điều hành tổ chức tín dụng có bắt buộc phải là Tổng giám đốc không?
Căn cứ theo khoản 25 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
25. Người điều hành tổ chức tín dụng bao gồm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
[...]
Như vậy, người điều hành tổ chức tín dụng không bắt buộc phải là Tổng giám đốc mà có thể là Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh hoặc các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
Người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 48 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng có các quyền và nghĩa vụ dưới đây:
- Tuân thủ pháp luật, Điều lệ của tổ chức tín dụng, nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên, chủ sở hữu, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng.
- Thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, vì lợi ích của tổ chức tín dụng, cổ đông, thành viên góp vốn và chủ sở hữu của tổ chức tín dụng.
- Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của tổ chức tín dụng, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của tổ chức tín dụng để thu lợi cá nhân hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác làm tổn hại tới lợi ích của tổ chức tín dụng, cổ đông, thành viên góp vốn và chủ sở hữu của tổ chức tín dụng.
- Chịu trách nhiệm trong việc chấp hành các quy định hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định.
- Bảo đảm lưu trữ hồ sơ của tổ chức tín dụng để cung cấp được các số liệu phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành, kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức tín dụng, hoạt động thanh tra, giám sát, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước.
- Am hiểu về các loại rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho tổ chức tín dụng về quyền lợi của mình tại tổ chức khác, giao dịch với tổ chức, cá nhân khác có thể gây xung đột với lợi ích của tổ chức tín dụng và chỉ được tham gia vào giao dịch đó khi được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên chấp thuận.
- Không được tạo điều kiện để bản thân hoặc người có liên quan của mình vay vốn, sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác của tổ chức tín dụng với những điều kiện ưu đãi, thuận lợi hơn so với quy định chung của tổ chức tín dụng.
- Không được tăng thù lao, lương hoặc yêu cầu trả thưởng cho người quản lý, người điều hành khi tổ chức tín dụng đó bị lỗ.
- Trong phạm vi quyền, nghĩa vụ được giao, có trách nhiệm thực hiện yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước đối với các nội dung thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước. Thực hiện khuyến nghị, cảnh báo rủi ro và an toàn hoạt động, cảnh báo nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
- Quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?