Cơ sở sản xuất công nghiệp có được di dời vào cụm công nghiệp khi có nguy cơ gây ô nhiễm tại các làng nghề?
Cơ sở sản xuất công nghiệp có được di dời vào cụm công nghiệp khi có nguy cơ gây ô nhiễm tại các làng nghề?
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 3 Nghị định 32/2024/NĐ-CP có quy định về ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp như sau:
Điều 3. Ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp
1. Ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp:
a) Công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp; công nghiệp cơ khí (như: Ô tô, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị y tế,...); công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp dệt may, da giày;
b) Công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử; công nghiệp năng lượng thông minh; công nghiệp công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa, thiết bị cao cấp, vật liệu mới, công nghệ sinh học;
c) Các ngành, nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương cần được bảo tồn và phát triển; dịch vụ kho bãi, đóng gói bao bì, vận chuyển hàng hóa, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị công nghiệp và dịch vụ khác phục vụ trực tiếp cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương với tổng diện tích không quá 10% diện tích cụm công nghiệp;
d) Các ngành, nghề công nghiệp khác có công nghệ cao, sạch, tiêu tốn ít năng lượng, mang lại giá trị gia tăng cao, phát triển bền vững;
đ) Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm tại các làng nghề, khu dân cư được khuyến khích di dời vào cụm công nghiệp.
[...]
Như vậy, cơ sở sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm tại các làng nghề, khu dân cư sẽ được khuyến khích di dời vào cụm công nghiệp.
Cơ sở sản xuất công nghiệp có được di dời vào cụm công nghiệp khi có nguy cơ gây ô nhiễm tại các làng nghề? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền quy định cụ thể cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 32/2024/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền quy định cụ thể cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp như sau:
Điều 3. Ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp
[...]
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp phù hợp phương án phát triển cụm công nghiệp thuộc quy hoạch tỉnh, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và thể hiện tại Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ là cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp phù hợp phương án phát triển cụm công nghiệp thuộc quy hoạch tỉnh, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và thể hiện tại Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.
Cơ sở xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 32/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 4. Phương án phát triển cụm công nghiệp
1. Cơ sở xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp:
a) Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh;
b) Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch vùng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn cấp tỉnh;
c) Nhu cầu diện tích mặt bằng, các điều kiện về địa lý, giao thông và nguồn lực để thu hút, di dời các tổ chức, cá nhân vào đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh;
d) Khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh;
đ) Yêu cầu bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất và các nguồn lực, tài nguyên khác của địa phương.
2. Nội dung chủ yếu của phương án phát triển cụm công nghiệp:
a) Căn cứ pháp lý, sự cần thiết xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp;
b) Đánh giá hiện trạng đầu tư hạ tầng kỹ thuật; thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy, tình hình sản xuất kinh doanh; công tác xử lý và bảo vệ môi trường; công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các cụm công nghiệp; hiệu quả kinh tế - xã hội của các cụm công nghiệp đã quy hoạch; công tác quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh; những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân;
[...]
Theo đó, cơ sở xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp có nội dung bao gồm:
- Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh;
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch vùng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn cấp tỉnh;
- Nhu cầu diện tích mặt bằng, các điều kiện về địa lý, giao thông và nguồn lực để thu hút, di dời các tổ chức, cá nhân vào đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh;
- Khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh;
- Yêu cầu bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất và các nguồn lực, tài nguyên khác của địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?