Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu tháng 1/2025 là ngày nào?
Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu tháng 1/2025 là ngày nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 174/2015/TT-BTC quy định như sau:
Điều 8. Mở, đóng kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1. Mở kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu là việc thiết lập trên hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với một kỳ kế toán xác định trong năm để cho phép cập nhật dữ liệu vào hệ thống kế toán theo phân quyền.
2. Đóng kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu là việc thiết lập trên hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với một kỳ kế toán được xác định trong năm để không cho phép người sử dụng có thể cập nhật dữ liệu vào hệ thống kế toán.
Thời điểm đóng kỳ kế toán tháng là ngày 12 tháng tiếp theo, đóng kỳ kế toán năm là 24h ngày 10 tháng 02 năm tiếp theo. Trường hợp phải lập báo cáo nhanh trong hệ thống thì phải thực hiện theo đúng quy trình xử lý cuối ngày. Ngoài ra phải thực hiện đóng kỳ kế toán thuế trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Cơ quan hải quan phải đảm bảo mọi chứng từ kế toán thuế phát sinh được hạch toán đầy đủ, chính xác trong kỳ kế toán.
3. Sau thời điểm đóng kỳ kế toán, trường hợp cần điều chỉnh số liệu kế toán thuế thì thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Theo đó, thời điểm đóng kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu tháng 1/2025 là ngày 12/2/2025.
Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu tháng 1/2025 là ngày nào? (Hình từ Internet)
Một năm có mấy kỳ kế toán tháng thuế xuất khẩu, nhập khẩu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 174/2015/TT-BTC quy định như sau:
Điều 7. Kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1. Kỳ kế toán thuế gồm kỳ kế toán tháng, kỳ kế toán năm và kỳ chỉnh lý quyết toán.
2. Kỳ kế toán tháng là khoảng thời gian được tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng. Kỳ kế toán năm là khoảng thời gian được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
3. Kỳ chỉnh lý quyết toán là khoảng thời gian bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 01 năm kế tiếp, để hạch toán và điều chỉnh các nghiệp vụ được phép hạch toán vào sổ kế toán năm trước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, chứng từ điều chỉnh liên quan đến năm trước được cập nhật số liệu vào tháng 12 năm trước.
Trường hợp các chứng từ điều chỉnh ngân sách nhà nước năm trước phát sinh sau khi cơ quan hải quan đã đóng kỳ kế toán năm trước thì hạch toán vào kỳ kế toán năm hiện hành.
[...]
Như vậy, kỳ kế toán tháng thuế xuất khẩu, nhập khẩu là khoảng thời gian được tính theo dương lịch, bắt đầu từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
Do đó, một năm sẽ có 12 kỳ kế toán tháng thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Cơ quan nào có nhiệm vụ thực hiện kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 174/2015/TT-BTC, Tổng cục Hải quan, các Cục Hải quan và tương đương, các Chi cục Hải quan và tương đương sẽ có nhiệm vụ thực hiện kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu, cụ thể như sau:
- Tại Tổng cục Hải quan:
+ Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc chấp hành quy định về kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu ở các bộ phận kế toán trong toàn ngành Hải quan.
+ Tổng hợp báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất khẩu, nhập khẩu toàn ngành, phân tích các thông tin báo cáo phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, đề xuất những nội dung cần bổ sung, sửa đổi về kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Các công việc khác được giao.
- Tại các Cục Hải quan và tương đương:
+ Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị mình đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định pháp luật thuế, hải quan và pháp luật kế toán. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc chấp hành quy định về kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại các đơn vị cơ sở thuộc sự quản lý của đơn vị mình.
+ Tổng hợp báo cáo, phân tích các thông tin kế toán xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đơn vị theo yêu cầu quản lý; lập và nộp báo báo gửi cơ quan cấp trên đúng thời hạn quy định.
+ Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, đề xuất những nội dung cần bổ sung, sửa đổi về kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu và báo cáo với Tổng cục Hải quan.
+ Trường hợp Cục Hải quan không phân cấp công tác kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu đến cho Chi cục thì Cục Hải quan phải thực hiện công việc kế toán của các Chi cục chưa được phân cấp, công việc cụ thể theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư 174/2015/TT-BTC.
+ Các công việc kế toán khác được giao.
- Tại các Chi cục Hải quan và tương đương:
+ Kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu và cập nhật vào hệ thống kế toán.
+ Thực hiện việc tổng hợp số thuế theo tờ khai, theo thông báo điều chỉnh, viết biên lai, thu thuế, thu lệ phí.
+ Lập báo cáo và nộp lên Cục Hải quan đúng thời hạn quy định; Đề xuất những nội dung cần bổ sung, sửa đổi về kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu và báo cáo lên Cục Hải quan.
+ Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị mình đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định pháp luật thuế, hải quan và pháp luật kế toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuế xuất nhập khẩu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn xếp lương giáo viên THCS theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT?
- Mẫu Biên bản kiểm phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ bảo vệ môi trường 2024?
- Đối tượng được đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 chi tiết mới nhất?
- Mẫu phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Thông tư 105?
- Mẫu Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?