Gợi ý cách tính thâm niên thưởng tết Nguyên đán năm 2025?
Gợi ý cách tính thâm niên thưởng tết Nguyên đán năm 2025?
Tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về viêc thưởng cho người lao động như sau:
Điều 104. Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo đó, quy chế thưởng nói chung, quy chế thưởng tết Nguyên đán nói riêng sẽ do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc.
Trên thực tế, quy chế thưởng tết Nguyên đán của nhiều doanh nghiệp sẽ dựa vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động và thâm niên làm việc của người lao động.
Thâm niên làm việc của người lao động có thể được hiểu là thời gian làm việc liên tục của người lao động tại một doanh nghiệp.
Dưới đây là một gợi ý cách tính thâm niên thưởng tết Nguyên đán năm 2025 có thể tham khảo
[1] Cách xác định thâm niên thưởng tết của người lao động Doanh nghiệp có thể lựa chọn tính thâm niên thưởng tết theo tháng hoặc theo năm làm việc của người lao động. Ví dụ, nếu doanh nghiệp tính thâm niên theo tháng. Người lao động bắt đầu làm việc từ tháng 6/2020 cho đến tháng 12/2024 thì thâm niên sẽ là 54 tháng. [2] Các tính tiền thưởng tết Nguyên đán dựa vào thâm niên người lao động Dưới đây là gợi ý cách tính tiền thưởng tết Nguyên đán dựa vào thâm niên Tiền thưởng tết = (% Hiệu suất làm việc của người lao động + % Thâm niên) * Tiền lương 1 tháng Trong đó: Mỗi năm thâm niên tương ứng với 5% Ví dụ: Hiệu xuất làm việc của người lao động là 80% Thâm niên: 1 năm Tiền lương 1 tháng là 10 triệu đồng Tiền thưởng tết của nhân viên đó là: (80% + 5%) * 10 triệu = 8,5 triệu. |
Lưu ý: Nội dung cách tính thâm niên thưởng tết Nguyên đán năm 2025 trên chỉ mang tính chất tham khảo. Doanh nghiệp cần căn cứ vào tình hình thực tế tại doanh nghiệp của mình để điều chỉnh cho phù hợp.
Gợi ý cách tính thâm niên thưởng tết Nguyên đán năm 2025? (Hình từ Internet)
Tiền thưởng tết có thể đưa vào thương lượng tập thể hay không?
Tại Điều 67 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nội dung thương lượng tập thể như sau:
Điều 67. Nội dung thương lượng tập thể
Các bên thương lượng lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để tiến hành thương lượng tập thể:
1. Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác;
2. Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;
3. Bảo đảm việc làm đối với người lao động;
4. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;
5. Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;
6. Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;
7. Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
8. Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Theo đó, Bộ luật Lao động 2019 cho phép đưa nội dung tiền thưởng vào thương lượng tập thể. Do đó, các bên có thể thương lượng tập thể nội dung tiền thưởng tết.
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động được thể hiện như thế nào?
Tại Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:
[1] Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
- Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
- Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
[2] Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
- Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tết nguyên đán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?