Danh sách 10 huyện sẽ sáp nhập từ ngày 1/1/2025 trên cả nước?
Danh sách 10 huyện sẽ sáp nhập từ ngày 1/1/2025 trên cả nước?
Thực hiện theo các Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì từ ngày 1/1/2025 cả nước có 10 huyện sẽ sáp nhập.
Cụ thể danh sách 10 huyện sẽ sáp nhập từ ngày 1/1/2025 trên cả nước bao gồm:
STT | Tỉnh, thành phố | Huyện sẽ sáp nhập | Căn cứ pháp lý |
1 | Tỉnh Bắc Giang | - Huyện Yên Dũng (sáp nhập toàn bộ huyện Yên Dũng vào TP Bắc Giang). - Huyện Sơn Động (sáp nhập 1 phần huyện Sơn Động vào huyện Lục Ngạn). | |
2 | Tỉnh Ninh Bình | Huyện Hoa Lư, TP Ninh Bình (sáp nhập toàn bộ huyện Hoa Lư với TP Ninh Bình để thành lập TP Hoa Lư). | |
3 | Tỉnh Thanh Hóa | Huyện Đông Sơn (sáp nhập toàn bộ huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa) | |
4 | Tỉnh Hà Tĩnh | - Huyện Cẩm Xuyên (sáp nhập 1 phần huyện Cẩm Xuyên gồm 11 xã vào TP Hà Tĩnh). - Huyện Lộc Hà (sáp nhập toàn bộ huyện Lộc Hà vào huyện Thạch Hà). | |
5 | Thành phố Huế | Huyện Nam Đông (sáp nhập toàn bộ huyện Nam Đông vào huyện Phú Lộc) | |
6 | Tỉnh Quảng Nam | Huyện Nông Sơn (sáp nhập toàn bộ huyện Nông Sơn vào huyện Quế Sơn) | |
7 | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu | Huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ (sáp nhập toàn bộ huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ thành huyện Long Đất) |
Xem thêm: Thông tin sáp nhập tỉnh 2025: Có sáp nhập các tỉnh 2025 không?
Danh sách 10 huyện sẽ sáp nhập từ ngày 1/1/2025 trên cả nước? (Hình từ Internet)
Việt Nam có mấy đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Điều 3. Phân loại đơn vị hành chính
1. Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
2. Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.
3. Đơn vị hành chính được phân loại như sau:
a) Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
b) Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
c) Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.
4. Căn cứ vào quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính.
Như vậy, Việt Nam có 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt là: Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Ủy ban nhân dân do ai bầu? Ủy ban nhân dân có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Điều 8. Ủy ban nhân dân
1. Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
2. Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Điều 10. Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân là 05 năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau. Chậm nhất là 45 ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong.
Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Nhiệm kỳ của đại biểu Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu bổ sung bắt đầu làm nhiệm vụ đại biểu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau.
3. Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân khóa mới.
Như vậy, Ủy ban nhân dân sẽ do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu.
Nhiệm kỳ của Ủy ban nhân dân phụ thuộc vào nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Do đó, Ủy ban nhân dân sẽ có nhiệm kỳ là 5 năm.
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
- Thông tin sáp nhập tỉnh 2025: Có sáp nhập các tỉnh 2025 không?
- Nghị quyết 1256/NQ-UBTVQH15
- Nghị quyết 1241/NQ-UBTVQH15
- Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15
- Nghị quyết 1283/NQ-UBTVQH15
- Nghị quyết 1238/NQ-UBTVQH15
- Nghị quyết 1318/NQ-UBTVQH15
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?