Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nằm ở ngoài khơi vùng biển nào?

Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nằm ở ngoài khơi vùng biển nào? Mục tiêu của Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?

Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nằm ở ngoài khơi vùng biển nào?

Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 1352/QĐ-TTg năm 2024 quy định Định hướng quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

TT

Tên

Phân hạng

Vị trí

Quy mô diện tích quy hoạch (ha)

Phân cấp

Ghi chú

VÙNG NAM TRUNG BỘ







159.

Khu bảo tồn thiên nhiên trên biển thuộc khu vực quần đảo Trường Sa

BTL-SC

Khánh Hòa (Trường Sa)

Khoảng 3.000.000

Quốc gia

Thành lập mới

Căn cứ Phụ lục 5 ban hành kèm theo Quyết định 1352/QĐ-TTg năm 2024 quy định Định hướng quy hoạch cảnh quan sinh thái quan trọng thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

TT

Tên

Vị trí

Quy mô diện tích (ha)

VÙNG NAM TRUNG BỘ




6.

CQSTQT quần đảo Hoàng Sa

Đà Nẵng (Hoàng Sa)

Khoảng 2.000.000

7.

CQSTQT vịnh Cam Ranh - Đầm Thủy Triều

Khánh Hòa (Cam Lâm, Cam Ranh)

Khoảng 20.000

8.

CQSTQT đồi cát đỏ Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận

Bình Thuận (Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Phan Thiết)

Khoảng 70.000

9.

CQST QT vùng nước trồi Ninh Thuận - Bình Thuận

Ninh Thuận - Bình Thuận

Khoảng 400.000

Như vậy, quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa nằm ở ngoài khơi vùng biển Nam Trung Bộ.

Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nằm ở ngoài khơi vùng biển nào?

Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nằm ở ngoài khơi vùng biển nào? (Hình từ Internet)

Quan điểm của Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?

Theo tiểu mục 1 Mục 1 Điều 1 Quyết định 1352/QĐ-TTg năm 2024 quy định quan điểm của Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

- Xây dựng và thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần thực hiện hiệu quả Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng;

- Áp dụng xuyên suốt quan điểm bảo tồn vị nhân sinh, bảo tồn để phát triển; kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học nhằm ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi đà suy giảm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ phát triển bền vững;

- Kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ, bảo tồn đa dạng sinh học ngoài phạm vi các khu bảo tồn thiên nhiên; chú trọng phục hồi, nâng cấp chất lượng các đối tượng quy hoạch đang bị suy thoái; hạn chế tối đa việc phá hủy hệ sinh thái tự nhiên, thay đổi mục đích sử dụng đất tại các khu vực có hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ;

- Tăng cường hợp tác hiệu quả giữa các ngành trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và bảo tồn đa dạng sinh học nhằm bảo tồn, phát huy giá trị nguồn vốn tự nhiên cho phát triển bền vững đất nước; tăng cường hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học;

- Thống nhất theo các tiêu chí của Luật Đa dạng sinh học trên cơ sở phát huy tối đa tính kế thừa các thành quả và duy trì tính ổn định của các đối tượng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học hiện có;

- Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số trong việc triển khai quy hoạch, quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học;

- Huy động tối đa các nguồn lực xã hội; tăng cường các biện pháp dựa vào thiên nhiên, phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và giá trị của tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học phục vụ bảo vệ môi trường, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Mục tiêu của Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?

Theo tiểu mục 2 Mục 1 Điều 1 Quyết định 1352/QĐ-TTg năm 2024 quy định mục tiêu của Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

(1) Mục tiêu tổng quát

Gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên; quản lý và bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, các nguồn gen quý hiếm; xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, vùng đất ngập nước quan trọng góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đất nước.

(2) Mục tiêu cụ thể

- Mở rộng, nâng cấp và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên; chuyển tiếp 178 khu bảo tồn hiện có (trong đó chuyển hạng 07, mở rộng 27 khu bảo tồn); thành lập mới 61 khu bảo tồn; nâng tổng diện tích hệ thống khu bảo tồn trên phạm vi toàn quốc khoảng 6,6 triệu ha;

- Củng cố và phát triển hệ thống cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học, vùng đất ngập nước quan trọng; chuyển tiếp 13 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hiện có, cấp giấy chứng nhận 09 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; chuyển tiếp 03 hành lang đa dạng sinh học hiện có, hình thành 07 hành lang đa dạng sinh học; hình thành 10 vùng đất ngập nước quan trọng cấp quốc gia;

- Hình thành hệ thống khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng gồm 22 khu vực đa dạng sinh học cao với tổng diện tích khoảng 2 triệu ha, 10 cảnh quan sinh thái quan trọng với tổng diện tích khoảng 4 triệu ha.

Vùng biển Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vùng biển Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nằm ở ngoài khơi vùng biển nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền chủ quyền là gì? Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trong vùng biển Việt Nam là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng bao nhiêu? Chính sách quản lý và bảo vệ biển nước ta như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam cần phải đáp ứng các điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội thủy là vùng nước như thế nào? Một số quy định liên quan đến vùng nội thủy Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là thềm lục địa? Chế độ pháp lý của thềm lục địa được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lãnh hải theo Công ước quốc tế rộng bao nhiêu hải lý?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội thủy là gì? Tàu thuyền khi hoạt động trong vùng nội thủy phải tuân thủ những hệ thống pháp luật nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải có người thông thạo tiếng Việt không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vùng biển Việt Nam
Tạ Thị Thanh Thảo
10 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào