Nội thủy là gì? Tàu thuyền khi hoạt động trong vùng nội thủy phải tuân thủ những hệ thống pháp luật nào?
Nội thủy là gì?
Theo định nghĩa tại Điều 9 Luật Biển Việt Nam 2012 có quy định cụ thể về nội thủy như sau:
Nội thuỷ
Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 8 Công ước về Luật Biển năm 1982 cũng có quy định về trường hợp nội thủy như sau:
Nội thủy
1. Trừ trường hợp đã được quy định ở Phần IV, các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thủy của quốc gia.
...
Như vậy, nội thuỷ được hiểu là tất cả các vùng nước được giới hạn giữa một bên là đường bờ biển của lãnh thổ đất liền hay lãnh thổ đảo của một quốc gia với một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải cũng như các vùng biển khác thuộc thẩm quyền tài phán của quốc gia đó.
Nội thủy là gì? Tàu thuyền khi hoạt động trong vùng nội thủy phải tuân thủ những hệ thống pháp luật nào? (Hình từ Internet)
Tàu thuyền khi hoạt động trong vùng nội thủy phải tuân thủ những hệ thống pháp luật nào?
Tàu thuyền khi hoạt động trong vùng nội thủy phải tuân thủ những hệ thống pháp luật trong vùng nước nội thủy các quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền của mình.
Tàu thuyền nước ngoài muốn ra vào vùng nước nội thủy phải xin phép quốc gia ven biển và phải tuân theo luật lệ của quốc gia đó. Quốc gia ven biển có quyền không cho phép tàu thuyền đó được hoạt động trong vùng nước nội thủy của quốc gia mình.
Tuy nhiên, theo Công ước quốc tế về quyền cầm giữ và cầm cố hàng hải 1993 quy định thì vẫn có đôi chút khác biệt giữa chủ quyền trong vùng nước nội thủy và chủ quyền trên lãnh thổ đất liền ở một số trường hợp cụ thể:
- Vùng nước nội thủy tại các cảng biển quốc tế theo chế độ tự do thông thương cho tàu thuyền thương mại. Tàu chạy bằng năng lượng nguyên tử chỉ được vào cảng quốc tế khi có thỏa thuận giữa quốc gia ven biển và quốc gia tàu mang cờ.
- Khi quốc gia ven biển áp dụng đường cơ sở thẳng làm cho những vùng nước trước đây chưa phải là nội thủy trở thành nội thủy, thì chế độ đi qua không gây hại vẫn áp dụng với vùng nước nội thủy đó.
- Tàu thuyền nước ngoài được đặt dưới thẩm quyền tuyệt đối của quốc gia ven biển về trật tự, an ninh, cảnh sát, y tế, hàng hải. Quốc gia ven biển có quyền khám xét trên boong.
- Tàu nhà nước dùng vào mục đích không thương mại và tàu quân sự nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ. Thẩm quyền tài phán hình sự của quốc gia cảng đối với các tàu này chỉ được thực hiện khi:
+ Tội phạm xảy ra trên boong tàu, người thực hiện hành vi là người ngoài thủy thủ đoàn và nạn nhân là người thuộc thủy thủ đoàn. Trường hợp này, quốc gia cảng có thẩm quyền nhưng quốc gia tàu mang cờ cũng có thẩm quyền;
+ Tội phạm xảy ra trên boong tàu, người thực hiện hành vi và nạn nhân đều không thuộc thủy thủ đoàn, thì quốc gia cảng có thẩm quyền tuyệt đối;
+ Nếu thành viên thủy thủ đoàn phạm tội ngoài tàu thì quốc gia cảng có thể bắt giữ nhưng phải trao trả ngay cho thuyền trưởng nếu ông ta yêu cầu.
Vùng nước quần đảo có được hưởng quy chế của vùng nội thủy không?
Theo Điều 47 Công ước về Luật Biển năm 1982 quy định về đường cơ sở quần đảo cụ thể như sau:
Đường cơ sở quần đảo
1. Một quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm lúc nổi của quần đảo, với điều kiện là tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước đó với đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỷ lệ số 1/1 và 9/1.
2. Chiều dài của các đường cơ sở này không vượt quá 100 hải lý; tuy nhiên có thể tối đa 3% của tổng số các đường cơ sở bao quanh một quần đảo nào đó có một chiều dài lớn hơn nhưng không quá 125 hải lý.
3. Tuyến các đường cơ sở này không được tách xa rõ rệt đường bao quanh chung của quần đảo.
4. Các đường cơ sở không thể kéo dến hay xuất phát từ các bãi cạn lúc chìm lúc nổi, trừ trường hợp tại đó có xây đặt các đèn biển hay các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt biển hoặc trừ trường hợp toàn bộ hay một phần bãi cạn ở cách hòn đảo gần nhất một khoảng cách không vượt quá chiều rộng lãnh hải.
5. Một quốc gia quần đảo không được áp dụng phương pháp kẻ các đường cơ sở khiến cho các lãnh hải của một quốc gia khác bị tách rời với biển cả hay với một vùng đặc quyền kinh tế.
6. Nếu một phần của vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo nằm giữa hai mảnh lãnh thổ của một quốc gia kế cận, thì các thuyền và mọi lợi ích chính đáng mà quốc gia kế cận này vẫn được hưởng theo truyền thống ở trong các vùng nước nói trên, cũng như tất cả các quyền nảy sinh từ các điều ước được ký kết giữa hai quốc gia, vẫn tồn tại và vẫn được tôn trọng.
...
Như vậy, vùng nước quần đảo là vùng nội thủy nằm phía bên trong của đường cơ sở quần đảo. Vùng nước này không phải là vùng nội thủy nhưng quốc gia quần đảo có chủ quyền với vùng nước, vùng trời và vùng đáy và lòng đất tương ứng cũng như tài nguyên ở đó.
Các quốc gia khác có quyền qua lại nhưng không gây hại trong vùng nước quần đảo theo đúng các quy định của Công ước về Luật biển 1982. Vùng nước quần đảo có quy chế pháp lý gần giống với vùng nội thủy, chỉ trừ quy chế qua lại không gây hại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?