Ban hành Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ?

Ban hành Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ? Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đáp ứng các yêu cầu nào?

Ban hành Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ?

Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định các vấn đề sau:

- Kinh doanh, điều kiện kinh doanh và việc cấp, thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ

- Cấp, thu hồi phù hiệu

- Hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ

- Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ quốc tế, giấy phép liên vận cho đơn vị kinh doanh vận tải và phương tiện

- Gia hạn thời gian lưu hành cho phương tiện của nước ngoài tại Việt Nam tham gia vận chuyển người, hàng hóa giữa Việt Nam với các nước theo các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nghị định 158/2024/NĐ-CP áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc liên quan đến hoạt động vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ; hoạt động vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam với các nước theo quy định của các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nghị định 158/2024/NĐ-CP không áp dụng đối với các đối tượng được miễn giấy phép theo quy định của các điều ước quốc tế về vận tải đường bộ qua biên giới mà Việt Nam là thành viên.

Nghị định 158/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Xem thêm: Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ mới nhất theo Luật Đường bộ 2024

Ban hành Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ?

Ban hành Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ? (Hình từ Internet)

Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đáp ứng các yêu cầu nào?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt:

Điều 5. Kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
1. Đơn vị kinh doanh vận tải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thì được tham gia kinh doanh vận tải công cộng bằng xe buýt trên các tuyến xe buýt nội tỉnh, tuyến xe buýt liên tỉnh.
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
a) Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 6 tuổi;
b) Phải có phù hiệu “XE BUÝT” theo Mẫu số 03 Phụ lục XIII kèm theo Nghị định này và được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;
c) Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô.
[...]

Như vậy, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đáp ứng các yêu cầu sau:

- Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 6 tuổi

- Phải có phù hiệu “XE BUÝT” và được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe

- Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô.

Hoạt động vận tải đường bộ gồm các hoạt động nào?

Căn cứ Điều 56 Luật Đường bộ 2024 quy định hoạt động vận tải đường bộ:

Điều 56. Hoạt động vận tải đường bộ
1. Hoạt động vận tải đường bộ là việc tổ chức, cá nhân sử dụng xe thô sơ, xe cơ giới để vận tải người, hàng hóa trên đường bộ trong nước, quốc tế. Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động kinh doanh vận tải và hoạt động vận tải nội bộ.
2. Hoạt động vận tải đường bộ trong nước là hoạt động do tổ chức, cá nhân sử dụng xe thô sơ, xe cơ giới để vận tải người, hàng hóa trên đường bộ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
3. Hoạt động vận tải đường bộ quốc tế là hoạt động do tổ chức, cá nhân sử dụng xe cơ giới để vận tải người, hàng hóa qua lại giữa Việt Nam với các nước. Hoạt động vận tải đường bộ quốc tế phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Xe cơ giới hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế của nước khác không được vận tải người, hàng hóa có điểm bắt đầu và điểm kết thúc cùng nằm trên lãnh thổ Việt Nam.
[...]

Theo quy định trên, hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động kinh doanh vận tải và hoạt động vận tải nội bộ.

Vận tải đường bộ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vận tải đường bộ
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe 7 chỗ được chở tối đa bao nhiêu người? Người trên 60 tuổi có được lái xe ô tô 7 chỗ không?
Hỏi đáp pháp luật
Trong một ngày tài xế lái xe ô tô được phép lái xe tối đa mấy giờ? Tài xế bị phạt bao nhiêu tiền khi lái xe ô tô quá giờ làm việc quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vận tải đường bộ
Phan Vũ Hiền Mai
156 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào