Xe 7 chỗ được chở tối đa bao nhiêu người? Người trên 60 tuổi có được lái xe ô tô 7 chỗ không?

Xe 7 chỗ được chở tối đa bao nhiêu người? Người trên 60 tuổi có được lái xe ô tô 7 chỗ không?

Xe 7 chỗ được chở tối đa bao nhiêu người?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP một số cụm từ bị thay thế bởi điểm o khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và được bổ sung bởi điểm c khoản 12 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
....
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
...

Như vậy, xe 7 chỗ được chở không quá 8 người (bao gồm luôn người lái). Trường hợp trên xe ô tô 7 chỗ có từ 9 người trở lên thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Xe 7 chỗ được chở tối đa bao nhiêu người? Người trên 60 tuổi có được lái xe ô tô 7 chỗ không?

Xe 7 chỗ được chở tối đa bao nhiêu người? Người trên 60 tuổi có được lái xe ô tô 7 chỗ không? (Hình từ Internet)

Xe 7 chỗ chở quá số người quy định sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP một số cụm từ bị thay thế bởi điểm o khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và được bổ sung bởi điểm c khoản 12 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
....
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
....
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 7a Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này (trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện) bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 6, điểm b khoản 7 Điều này bị tịch thu phù hiệu (biển hiệu) đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này (trường hợp chở hành khách) buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm l khoản 3 Điều này (trường hợp thu tiền vé cao hơn quy định) buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.

Như vậy, trường hợp trên xe ô tô 7 chỗ chở quá số người quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá, nhưng tổng số tiền không vượt quá 75.000.000 đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Xử phạt bổ sung:

+ Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng với trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện.

+ Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng với trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện.

Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện.

Người trên 60 tuổi có được lái xe ô tô 7 chỗ không?

Căn cứ Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.

Như vậy, theo quy định hiện hành tại Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ 2008 không quy định độ tuổi tối đa cho việc lái xe ô tô 7 chỗ, chỉ quy định độ tuổi tối thiểu là 18 tuổi. Do đó, người trên 60 tuổi có thể được phép lái xe ô tô 7 chỗ miễn là đáp ứng tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định.

Vận tải đường bộ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vận tải đường bộ
Hỏi đáp Pháp luật
Xe 7 chỗ được chở tối đa bao nhiêu người? Người trên 60 tuổi có được lái xe ô tô 7 chỗ không?
Hỏi đáp pháp luật
Trong một ngày tài xế lái xe ô tô được phép lái xe tối đa mấy giờ? Tài xế bị phạt bao nhiêu tiền khi lái xe ô tô quá giờ làm việc quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vận tải đường bộ
Nguyễn Thị Hiền
282 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Vận tải đường bộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào