Tội phạm sử dụng công nghệ cao là những hành vi vi phạm nào?
Tội phạm sử dụng công nghệ cao là những hành vi vi phạm nào?
Theo Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2021 tỉnh Nghệ An như sau:
Thời gian gần đây, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao trên địa bàn cả nước diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng, diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, khó phát hiện, ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh, trật tự. Tại Nghệ An, đã phát hiện nhiều vụ tội phạm sử dụng công nghệ cao với phương thức, thủ đoạn, như: Tổ chức đánh bạc, đánh bạc, cá độ bóng đá trên mạng internet; lợi dụng hoạt động thương mại điện tử chưa được cấp phép để huy động vốn, kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép; lắp đặt thiết bị sao chép, trộm cắp dữ liệu thẻ (thiết bị skimming) tại Máy rút tiền tự động ATM để chiếm đoạt tiền trong tài khoản; giả danh cán bộ các cơ quan nhà nước, người nước ngoài, nhân viên giao hàng... để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; rao bán số lô, đề, rao bán bằng cấp, giấy phép lái xe giả, tiền giả, sim số đẹp trên mạng; chiếm quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội, mạo danh người thân, bạn bè để lừa đảo chiếm đoạt tài sản... Từ đầu năm 2020 đến nay, Công an Nghệ An đã phát hiện, điều tra làm rõ, bắt giữ 81 vụ, 248 đối tượng sử dụng công nghệ cao để hoạt động đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền sử dụng đánh bạc lên tới hàng nghìn tỷ đồng, số tiền bị chiếm đoạt hơn 90 tỷ đồng.
Dự báo thời gian tới, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn về tài sản cho nhân dân, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự.
[...]
Theo đó, có thể hiểu tội phạm sử dụng công nghệ cao là những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, sử dụng tri thức, kĩ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông ở trình độ cao cố ý xâm phạm đến trật tự, an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Một số phương thức, thủ đoạn tội phạm sử dụng công nghệ cao sử dụng như: Tổ chức đánh bạc, đánh bạc, cá độ bóng đá trên mạng internet; lợi dụng hoạt động thương mại điện tử chưa được cấp phép để huy động vốn, kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép; lắp đặt thiết bị sao chép, trộm cắp dữ liệu thẻ (thiết bị skimming) tại Máy rút tiền tự động ATM để chiếm đoạt tiền trong tài khoản; giả danh cán bộ các cơ quan nhà nước, người nước ngoài, nhân viên giao hàng... để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; rao bán số lô, đề, rao bán bằng cấp, giấy phép lái xe giả, tiền giả, sim số đẹp trên mạng; chiếm quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội, mạo danh người thân, bạn bè để lừa đảo chiếm đoạt tài sản...
Tội phạm sử dụng công nghệ cao là những hành vi vi phạm nào? (Hình từ Internet)
Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ nào?
Theo khoản 9 Điều 2 Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dữ liệu về thông tin cá nhân là dữ liệu về thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự để xác định danh tính một cá nhân.
2. Người sử dụng dịch vụ là tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng dịch vụ trên không gian mạng.
3. Người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam là tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ là dữ liệu về thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự phản ánh, xác định mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ với người khác trên không gian mạng.
5. Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra là dữ liệu về thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự phản ánh quá trình tham gia, hoạt động, sử dụng không gian mạng của người sử dụng dịch vụ và các thông tin về thiết bị, dịch vụ mạng sử dụng để kết nối với không gian mạng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Dịch vụ trên mạng viễn thông là dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông theo quy định của pháp luật.
7. Dịch vụ trên mạng Internet là dịch vụ Internet và dịch vụ cung cấp nội dung trên nền internet theo quy định của pháp luật.
8. Dịch vụ gia tăng trên không gian mạng là dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.
9. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng bao gồm:
a) Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an;
b) Cục Bảo vệ an ninh Quân đội, Tổng cục Chính trị và Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng thuộc Bộ Quốc phòng.
[...]
Theo đó, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an.
Trình tự, thủ tục kiểm tra an ninh mạng được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 16 Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục kiểm tra an ninh mạng như sau:
- Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng tiến hành kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Luật An ninh mạng 2018, khoản 1 Điều 24 Luật An ninh mạng 2018. Nội dung kiểm tra an ninh mạng, bao gồm: kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh mạng, bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng; kiểm tra, đánh giá hiệu quả các phương án, biện pháp bảo đảm an ninh mạng, phương án, kế hoạch ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng; kiểm tra, đánh giá phát hiện lỗ hổng, điểm yếu bảo mật, mã độc và tấn công thử nghiệm xâm nhập hệ thống; kiểm tra, đánh giá khác do chủ quản hệ thống thông tin quy định.
- Trình tự, thủ tục kiểm tra an ninh mạng của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng:
+ Thông báo về kế hoạch kiểm tra an ninh mạng theo quy định;
+ Thành lập Đoàn kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
+ Tiến hành kiểm tra an ninh mạng, phối hợp chặt chẽ với chủ quản hệ thống thông tin trong quá trình kiểm tra;
+ Lập biên bản về quá trình, kết quả kiểm tra an ninh mạng và bảo quản theo quy định của pháp luật;
+ Thông báo kết quả kiểm tra an ninh mạng trong 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành kiểm tra.
- Trường hợp cần giữ nguyên hiện trạng hệ thống thông tin, phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện điểm yếu, lỗ hổng bảo mật; hướng dẫn hoặc tham gia khắc phục khi có đề nghị của chủ quản hệ thống thông tin, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng gửi văn bản đề nghị chủ quản hệ thống thông tin tạm ngừng tiến hành kiểm tra an ninh mạng. Nội dung văn bản phải ghi rõ lý do, mục đích, thời gian tạm ngừng hoạt động kiểm tra an ninh mạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?