Quyền chủ quyền là gì? Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trong vùng biển Việt Nam là gì?

Quyền chủ quyền là gì? Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trong vùng biển Việt Nam là gì? Quy định cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam như thế nào?

Quyền chủ quyền là gì?

Căn cứ Điều 56 Công ước về Luật biển năm 1982 quy định như sau:

Điều 56. Các quyền, quyền tài phán và các nghĩa vụ của các quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền về kinh tế
1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có:
a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.
b) Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc:
i. Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;
ii. Nghiên cứu khoa học về biển;
iii. Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
c) Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy định.
2. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước, quốc gia ven biển phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác và hành động phù hợp với Công ước.
3. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nêu trong điều này được thực hiện theo đúng phần VI.

Theo Điều 18 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định như sau:

Điều 18. Chế độ pháp lý của thềm lục địa
1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên.
[...]

Như vậy có thể hiểu, quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia được hưởng trên cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió, v.v.

Quyền chủ quyền là gì? Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trong vùng biển Việt Nam là gì?

Quyền chủ quyền là gì? Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trong vùng biển Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)

Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trong vùng biển Việt Nam là gì?

Theo Điều 2 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 quy định như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam là hoạt động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh và xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân và viên chức thuộc biên chế Cảnh sát biển Việt Nam.

Theo đó, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trong vùng biển Việt Nam là hoạt động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh và xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trong vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quy định cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam như thế nào?

Theo Điều 37 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định như sau:

Điều 37. Quy định cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam
Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, tổ chức, cá nhân không được tiến hành các hoạt động sau đây:
1. Đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
2. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản trái phép;
3. Khai thác trái phép dòng chảy, năng lượng gió và tài nguyên phi sinh vật khác;
4. Xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các thiết bị, công trình nhân tạo;
5. Khoan, đào trái phép;
6. Tiến hành nghiên cứu khoa học trái phép;
7. Gây ô nhiễm môi trường biển;
8. Cướp biển, cướp có vũ trang;
9. Các hoạt động bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.

Theo đó, quy định cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam như sau:

Khi các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam thì không được thực hiện các quy định cấm sau đây:

- Đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam;

- Khai thác tài nguyên sinh vật trái phép, đánh bắt hải sản trái phép;

- Khai thác dòng chảy, năng lượng gió và tài nguyên phi sinh vật khác trái phép;

- Xây dựng, lắp đặt, sử dụng các thiết bị, công trình nhân tạo trái phép;

- Khoan, đào trái phép;

- Tiến hành nghiên cứu khoa học trái phép;

- Gây ô nhiễm môi trường biển;

- Cướp biển, cướp có vũ trang;

- Các hoạt động bất hợp pháp khác.

Vùng biển Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vùng biển Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nằm ở ngoài khơi vùng biển nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền chủ quyền là gì? Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trong vùng biển Việt Nam là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng bao nhiêu? Chính sách quản lý và bảo vệ biển nước ta như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam cần phải đáp ứng các điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội thủy là vùng nước như thế nào? Một số quy định liên quan đến vùng nội thủy Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là thềm lục địa? Chế độ pháp lý của thềm lục địa được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lãnh hải theo Công ước quốc tế rộng bao nhiêu hải lý?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội thủy là gì? Tàu thuyền khi hoạt động trong vùng nội thủy phải tuân thủ những hệ thống pháp luật nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải có người thông thạo tiếng Việt không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vùng biển Việt Nam
Tạ Thị Thanh Thảo
101 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào