Quốc thiều là gì? Quy định về việc sử dụng Quốc thiều như thế nào?

Quốc thiều là gì? Quy định về việc sử dụng Quốc thiều như thế nào? Nghi thức đón Nguyên thủ quốc gia thăm cấp nhà nước có mở Quân thiều của cả 2 nước không?

Quốc thiều là gì? Quy định về việc sử dụng Quốc thiều như thế nào?

Căn cứ Mục 3 Hướng dẫn 3420/HD-BVHTTDL năm 2012 giải nghĩa Quốc thiều là gì và quy định về việc sử dụng Quốc thiều như sau:

III. QUỐC CA
1. Căn cứ:
-Tại Điều 3 Chương I Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946. Quy định Quốc ca là bài “Tiến quân ca”.
- Điều 143 Chương XI Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 quy định cụ thể: Quốc ca Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài “Tiến quân ca”.
2. Khái niệm:
- Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm cả nhạc và lời của bài “Tiến quân ca”.
- Quốc thiều là nhạc của bài “Tiến quân ca” (Quốc ca).
3. Sử dụng Quốc ca, Quốc thiều:
Quốc ca:
Được sử dụng trong các buổi lễ chào cờ tại các công sở nhà nước, trường học, các nghi lễ sinh hoạt chính trị của đất nước, các đoàn thể, các lễ hội quốc gia, các sự kiện thể thao cấp Nhà nước và Quốc tế…
Quốc thiều:
Được sử dụng trong các buổi lễ thượng cờ, lễ đón các nguyên thủ quốc gia, các nghi lễ cấp Nhà nước…

Theo đó, Quốc Thiều có thể hiểu là phần nhạc của một bài Quốc Ca hay là một bài Quốc Ca không có lời.

Như vậy, hiện nay Quốc thiều là nhạc của bài “Tiến quân ca” (Quốc ca).

Quốc thiều được sử dụng trong các buổi lễ thượng cờ, lễ đón các nguyên thủ quốc gia, các nghi lễ cấp Nhà nước…

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi "Quốc thiều là gì? Quy định về việc sử dụng Quốc thiều như thế nào?".

Quốc thiều là gì? Quy định về việc sử dụng Quốc thiều như thế nào?

Quốc thiều là gì? Quy định về việc sử dụng Quốc thiều như thế nào? (Hình từ Internet)

Nghi thức đón Nguyên thủ quốc gia thăm cấp nhà nước có mở Quân thiều của cả 2 nước không?

Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 6. Đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia thăm cấp nhà nước
[...]
2. Lễ đón cấp nhà nước:
a) Chủ tịch nước chủ trì lễ đón;
b) Thành phần: Phu nhân hoặc Phu quân Chủ tịch nước (nếu Phu nhân hoặc Phu quân Nguyên thủ quốc gia nước khách đi cùng), Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước hoặc Bộ trưởng tháp tùng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Đại sứ Việt Nam tại nước khách; lãnh đạo các bộ, ngành tương ứng với thành phần đoàn khách và yêu cầu đón, tiếp;
c) Nghi thức đón:
Chủ tịch nước và Phu nhân hoặc Phu quân đón Nguyên thủ quốc gia nước khách và Phu nhân hoặc Phu quân tại nơi đỗ xe của Nguyên thủ quốc gia nước khách;
Thiếu nhi tặng hoa Nguyên thủ quốc gia nước khách và Phu nhân hoặc Phu quân;
Thiếu nhi vẫy cờ hai nước;
d) Nghi thức duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam:
Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ quốc gia nước khách bước lên bục danh dự; Phu nhân hoặc Phu quân Chủ tịch nước và Phu nhân hoặc Phu quân Nguyên thủ quốc gia nước khách được mời đến vị trí đầu hàng các quan chức Việt Nam;
Quân nhạc cử Quốc thiều nước khách và Quốc thiều Việt Nam; bắn 21 loạt đại bác khi cử Quốc thiều hai nước theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo đề án được duyệt;
Đội trưởng Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam chào, báo cáo và mời Nguyên thủ quốc gia nước khách duyệt Đội danh dự;
Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ quốc gia nước khách duyệt Đội danh dự;
Đội danh dự chúc sức khỏe Nguyên thủ quốc gia nước khách;
Chủ tịch nước giới thiệu các quan chức Việt Nam tham gia lễ đón với Nguyên thủ quốc gia nước khách và Phu nhân hoặc Phu quân. Nguyên thủ quốc gia nước khách giới thiệu các thành viên đoàn chính thức với Chủ tịch nước và Phu nhân hoặc Phu quân;
Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước giới thiệu một số Đại sứ (nếu được mời) với hai Nguyên thủ quốc gia và Phu nhân hoặc Phu quân;
Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ quốc gia nước khách trở lại bục danh dự. Phu nhân hoặc Phu quân Chủ tịch nước và Phu nhân hoặc Phu quân Nguyên thủ quốc gia nước khách được mời vào vị trí phía sau bục danh dự;
Đội danh dự diễu binh;
đ) Sau lễ đón, Chủ tịch nước và Phu nhân hoặc Phu quân cùng Nguyên thủ quốc gia nước khách và Phu nhân hoặc Phu quân chụp ảnh lưu niệm;
Chủ tịch nước và Nguyên thủ quốc gia nước khách vào phòng Gặp hẹp hoặc phòng Hội đàm cấp nhà nước. Phu nhân hoặc Phu quân Chủ tịch nước tiếp riêng Phu nhân hoặc Phu quân Nguyên thủ quốc gia nước khách;
Bố trí đội hình tiêu binh danh dự tại sảnh chính;
e) Trong trường hợp thời tiết không thuận lợi, lễ đón chính thức được tổ chức tại Nhà Quốc hội. Không bắn đại bác khi cử Quốc thiều hai nước. Không diễu binh sau khi duyệt Đội danh dự.
[...]

Như vậy, trong nghi thức đón Nguyên thủ quốc gia thăm cấp nhà nước sẽ mở Quân thiều của cả 2 nước theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo đề án được duyệt.

Nguyên tắc thực hiện nghi lễ đối ngoại như thế nào?

Theo Điều 4 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định nguyên tắc thực hiện nghi lễ đối ngoại như sau:

- Cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện nghi lễ đối ngoại phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật và thông lệ quốc tế.

- Việc tổ chức nghi lễ đối ngoại phải được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống chính trị bao gồm các cơ quan Đảng và Nhà nước, phục vụ yêu cầu chính trị, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, khẳng định được vị thế và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị Việt Nam.

- Cơ quan chủ trì kiến nghị các biện pháp nghi lễ đối ngoại trên cơ sở đối đẳng, có đi có lại; chú trọng xử lý các khác biệt giữa hệ thống chính trị, phong tục, văn hóa Việt Nam với hệ thống chính trị, phong tục, văn hóa nước khách.

- Các trường hợp đặc biệt thực hiện theo đề án riêng và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

Bộ máy nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bộ máy nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Biên chế và chỉ tiêu hợp đồng lao động khối chính quyền tại Hà Nội 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
04 tiêu chí đánh giá công chức, viên chức để thực hiện sắp xếp bộ máy từ 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Thái Bình được thành lập vào ngày tháng năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 178 2024: Trường hợp nào chưa nghỉ việc khi sắp xếp tinh gọn bộ máy?
Hỏi đáp Pháp luật
Kết quả sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ?
Hỏi đáp Pháp luật
Giữ nguyên tên 5 Bộ sau hợp nhất, thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo?
Hỏi đáp Pháp luật
​Tên gọi của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện sau khi sắp xếp bộ máy?
Hỏi đáp Pháp luật
Báo cáo 219 BC BNV năm 2025 bổ sung hoàn thiện phương án tinh gọn bộ máy Chính Phủ?
Hỏi đáp Pháp luật
Tên gọi của các Sở thuộc UBND tỉnh sau khi hợp nhất, sáp nhập theo Công văn 05/CV-BCĐTKNQ18?
Hỏi đáp Pháp luật
Trực lãnh đạo là gì? Nghĩa vụ của cán bộ công chức là người đứng đầu hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ máy nhà nước
Tạ Thị Thanh Thảo
92 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào