Thành phần chính có trong khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) dùng cho xe cơ giới theo TCVN 7466:2005?

Thành phần chính có trong khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) dùng cho xe cơ giới theo TCVN 7466:2005?

Thành phần chính có trong khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) dùng cho xe cơ giới theo TCVN 7466:2005?

Căn cứ Tiểu mục 3.19 Mục 3 TCVN 7466:2005 có quy định cụ thể như sau:

3 Thuật ngữ và định nghĩa
[....]
3.15 Ống mềm (Flexible hoses): ống dẫn LPG ở thể lỏng hoặc thể khí tại các áp suất khác nhau từ điểm này đến điểm khác.
3.16 Đầu nạp khí (Filling unit): đầu nối để nạp khí vào bình chứa; đầu nạp khí có thể được lắp kết hợp với van hạn chế 80% dung tích hoặc riêng biệt dưới dạng đầu nạp khí từ xa ở bên ngoài xe.
3.17 Đầu nối cấp khí dự phòng (Service coupling): đầu nối nằm trên đường ống dẫn nhiên liệu giữa bình chứa và động cơ. Đối với xe chạy một loại nhiên liệu, khi hết nhiên liệu, động cơ có thể hoạt động bằng nhiên liệu được cấp từ một bình chứa dự phòng thông qua đầu nối cấp khí dự phòng này.
3.18 Ống nhiên liệu (Fuel rail): ống dẫn dùng để nối các cơ cấu phun nhiên liệu.
3.19 Khí dầu mỏ hoá lỏng (Liquefied petroleum gas - LPG): sản phẩm có thành phần chính gồm các hyđro cácbon sau đây: propane, propene, butane thường, isobutane, isobutylene, butene và ethane.

Như vậy, khí dầu mỏ hoá lỏng (Liquefied petroleum gas - LPG) dùng cho xe cơ giới: sản phẩm có thành phần chính gồm các hyđro cácbon sau đây: propane, propene, butane thường, isobutane, isobutylene, butene và ethane.

Thành phần chính có trong khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) dùng cho xe cơ giới theo TCVN 7466:2005?

Thành phần chính có trong khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) dùng cho xe cơ giới theo TCVN 7466:2005? (Hình từ Internet)

Các bộ phận của hệ thống khí dầu mỏ hoá lỏng (hệ thống LPG) để sử dụng trên xe được phân loại như thế nào?

Căn cứ Mục 4 TCVN 7466:2005 có quy định cụ thể như sau:

4 Phân loại các bộ phận
Các bộ phận của hệ thống LPG để sử dụng trên xe được phân loại theo chức năng và áp suất làm việc lớn nhất (xem hình 1).
Loại 1: các bộ phận, chi tiết chịu áp suất cao bao gồm cả các ống dẫn khí và các chi tiết nối chứa LPG lỏng tại áp suất hoá hơi hoặc áp suất hơi tăng lên tới 3000 kPa.
Loại 2: các bộ phận, chi tiết chịu áp suất thấp bao gồm cả các ống dẫn và các chi tiết nối chứa LPG hoá hơi tại áp suất làm việc lớn nhất nhỏ hơn 450 kPa và lớn hơn 20 kPa.
Loại 2A: các bộ phận, chi tiết chịu áp suất thấp trong phạm vi áp suất giới hạn bao gồm cả các ống dẫn khí và các chi tiết nối chứa LPG hóa hơi tại áp suất làm việc lớn nhất nhỏ hơn 120 kPa và lớn hơn 20 kPa.
Loại 3: các van ngắt và van an toàn hoạt động với LPG lỏng.
[...]

Như vậy, các bộ phận của hệ thống LPG để sử dụng trên xe được phân loại theo chức năng và áp suất làm việc lớn nhất, cụ thể:

Loại 1: các bộ phận, chi tiết chịu áp suất cao bao gồm cả các ống dẫn khí và các chi tiết nối chứa LPG lỏng tại áp suất hoá hơi hoặc áp suất hơi tăng lên tới 3000 kPa.

Loại 2: các bộ phận, chi tiết chịu áp suất thấp bao gồm cả các ống dẫn và các chi tiết nối chứa LPG hoá hơi tại áp suất làm việc lớn nhất nhỏ hơn 450 kPa và lớn hơn 20 kPa.

Loại 2A: các bộ phận, chi tiết chịu áp suất thấp trong phạm vi áp suất giới hạn bao gồm cả các ống dẫn khí và các chi tiết nối chứa LPG hóa hơi tại áp suất làm việc lớn nhất nhỏ hơn 120 kPa và lớn hơn 20 kPa.

Loại 3: các van ngắt và van an toàn hoạt động với LPG lỏng.

Tiêu chuẩn này không xét đến các bộ phận của hệ thống LPG được thiết kế để chịu áp suất làm việc lớn nhất nhỏ hơn 20 kPa.

Mỗi bộ phận có thể gồm một số chi tiết, mỗi chi tiết được phân loại theo chức năng và áp suất làm việc lớn nhất.

Yêu cầu chung đối với bộ phận khí dầu mỏ hoá lỏng (bộ phận LPG) được quy định cụ thể ra sao?

Tại Tiểu mục 7.1 Mục 7 TCVN 7466:2005 có quy định yêu cầu chung như sau:

7. Yêu cầu
7.1 Yêu cầu chung
Bộ phận LPG phải hoạt động đúng chức năng và an toàn.
Vật liệu chế tạo bộ phận tiếp xúc với LPG phải phù hợp với LPG.
Các chi tiết thuộc bộ phận LPG chịu ảnh hưởng của LPG, chịu áp suất cao hoặc chịu các rung động liên quan đến an toàn và hoạt động đúng phải được thử theo các quy trình thử tương ứng nêu trong các phụ lục. Đặc biệt là chúng phải thoả mãn các yêu cầu từ 7.2 đến 7.12.
Việc lắp đặt bộ phận LPG được phê duyệt theo Tiêu chuẩn này phải thoả mãn các yêu cầu về tương thích điện từ quy định trong ECE 10-02 hoặc các tiêu chuẩn tương đương.
[...]

Theo đó, yêu cầu chung đối với bộ phận khí dầu mỏ hoá lỏng (bộ phận LPG) được quy định như sau:

- Bộ phận LPG phải hoạt động đúng chức năng và an toàn.

- Vật liệu chế tạo bộ phận tiếp xúc với LPG phải phù hợp với LPG.

- Các chi tiết thuộc bộ phận LPG chịu ảnh hưởng của LPG, chịu áp suất cao hoặc chịu các rung động liên quan đến an toàn và hoạt động đúng phải được thử theo các quy trình thử tương ứng nêu trong các phụ lục. Đặc biệt là chúng phải thoả mãn các yêu cầu từ 7.2 đến 7.12.

- Việc lắp đặt bộ phận LPG được phê duyệt theo Tiêu chuẩn này phải thoả mãn các yêu cầu về tương thích điện từ quy định trong ECE 10-02 hoặc các tiêu chuẩn tương đương.

Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo tồn di sản văn hóa - Hướng dẫn và quy trình lựa chọn ánh sáng thích hợp cho trưng bày trong nhà theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14167:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đất dùng trong xây dựng đường bộ được phân loại thành bao nhiêu nhóm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14183:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân loại giấy in tài liệu dùng cho lưu trữ dựa trên tính bền và tuổi thọ theo TCVN 14166:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá ngừ đông lạnh phải đạt các chỉ tiêu vi sinh vật nào theo TCVN 14178:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lò đốt chất thải rắn y tế phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7380:2004?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung đối với việc lắp đặt hệ thống LPG theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7467:2005?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phần chính có trong khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) dùng cho xe cơ giới theo TCVN 7466:2005?
Hỏi đáp Pháp luật
Nước thải - Phương pháp xác định màu và mùi theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4558:1988?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc vệ sinh và xử lý cá hồi đóng hộp phải đáp ứng yêu cầu gì theo TCVN 6386:2003?
Hỏi đáp Pháp luật
Mực tươi đông lạnh ăn liền phải đảm bảo các yêu cầu nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8335:2010?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn Việt Nam
Nguyễn Thị Hiền
70 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào