Câu hỏi và đáp án cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2025?
Câu hỏi và đáp án cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2025?
Ngày 27/11/2024, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Hội Tem Việt Nam ban hành Kế hoạch 5416/KH-HĐĐTW/BĐVN/HTVN tổ chức cuộc thi sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025 với chủ đề 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước qua con tem bưu chính.
Theo đó, câu hỏi cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2025 như sau:
Câu 1: Em hãy sắp xếp các mẫu tem sau đây theo trình tự sự kiện lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: Câu 2: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhiều cung đường, địa danh gắn liền với chiến công vẻ vang của quân đội và nhân dân ta. Em hãy nói về các chiến công được thể hiện trên các mẫu tem sau: Câu 3: Trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước có nhiều gương chiến đấu, hy sinh của quân và dân ta được Nhà nước phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Em hãy cho biết vài nét về người anh hùng được thể hiện qua con tem dưới đây. Câu 4: Năm 2025 cả nước tưng bừng kỷ niệm sự kiện lịch sử 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trong cuộc đấu tranh đó đã có rất nhiều tấm gương bộ đội, chiến sỹ đã trực tiếp tham gia phục vụ chiến đấu. Em hãy kể một câu chuyện về tấm gương tiêu biểu mà em biết (bài viết không quá 1000 từ) hoặc vẽ 1 mẫu tem (khuôn khổ A4) nói về sự kiện lịch sử trên. (Thông tin cần có trên tem và mô phỏng bố cục, các em có thể tham khảo để vẽ tem) |
Dưới đây là đáp án cuộc thi sưu tập tem bưu chính 2025:
Câu 1: Thứ tự đúng của các con tem: (a) => (e) => (d) => (c) => (b) (a) Bộ tem Kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968-2018). (e) Bộ tem “Kỷ niệm 50 năm thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969-1976)”. (d) Mẫu bộ tem "Kỷ niệm 50 năm Trận chiến 12 ngày đêm "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" (1972-2022)". (c) Lễ ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 27/1/1973, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Paris (Pháp). (b) Bộ tem 320 - Tổng tiến công 1975. Câu 2: (a) Đường Trường Sơn (hay Đường mòn Hồ Chí Minh) là mạng lưới giao thông quân sự chiến lược từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam, đi qua Lào và Campuchia, phục vụ chi viện cho Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam (1959–1975). Hệ thống này bao gồm đường mòn, đường bộ, đường xe tải và giao thông sông nước với tổng chiều dài 16.000 km. Thành lập vào ngày 19/5/1959, Đoàn 559 với 440 thanh niên đã xây dựng tuyến đường. Thời gian đầu, hành quân từ Bắc vào Sài Gòn mất 6 tháng, bất chấp bom đạn từ máy bay Mỹ. Tuyến đường được xem là "thành tựu kỹ thuật quân sự vĩ đại" và còn được gọi là "Tuyến đường máu" bởi những hy sinh lớn lao trên con đường này. (b) Thành Cổ Quảng Trị - tòa thành nằm bên dòng sông Thạch Hãn, được xây dựng vào năm 1809 và được hoàn thiện vào năm 1837. Nơi đây không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Quảng Trị, mà còn có vị trí quan trọng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Mùa Hè năm 1972 (từ 28/6 đến 16/9) đã diễn ra Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị đầy bi tráng, đi vào lịch sử như bản hùng ca bất tử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. (c) Từ ngày 20/1/1968, sau 170 ngày đêm chiến đấu ác liệt, quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 17.000 lính địch, phá hủy nhiều khí tài hiện đại và giải phóng huyện Hướng Hóa vào ngày 9/7/1968. Thất bại tại Khe Sanh đã làm sụp đổ chiến lược phòng thủ của Mỹ, gây tâm lý chán nản trong giới quân sự và chính trị Mỹ. Chiến thắng Khe Sanh thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tinh thần chiến đấu anh dũng của quân dân ta, và nghệ thuật quân sự vượt trội. Đây là bước ngoặt lớn, góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968, tạo đà cho các chiến thắng sau này, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975. (d) Đồng khởi 1960 là một chiến công oanh liệt, một sự kiện lịch sử trọng đại, một mốc son chói lọi trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng bộ và Nhân dân Bến Tre; là thắng lợi của truyền thống yêu nước, quật cường, của tinh thần dũng cảm, niềm tin, sáng tạo, là thắng lợi của khối đại đoàn kết, của ý Đảng - lòng dân, của tư tưởng tiến công, tiến công liên tục, biết vượt qua khó khăn, thử thách, chớp lấy thời cơ khởi nghĩa giành thắng lợi của Đảng bộ và Nhân dân Bến Tre. (e) Cuộc Tổng tấn công mùa Xuân 1975 diễn ra từ tháng 3 đến 30/4/1975, gồm ba chiến dịch lớn: Tây Nguyên (4 - 24/3), Huế - Đà Nẵng (21 - 29/3), và Hồ Chí Minh (26 - 30/4).. Mở đầu bằng thắng lợi tại Buôn Ma Thuột, quân ta nhanh chóng giải phóng Tây Nguyên và miền Trung. Ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh thành công, giải phóng Sài Gòn. Cuộc tổng tấn công kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước. Câu 3: (a) Nguyễn Văn Trỗi Nguyễn Văn Trỗi (1940-1964), quê quán huyện Điện Bàn, Quảng Nam; Gia đình nghèo, mẹ mất sớm, bố đi làm xa, anh sớm có ý thức tự lập, 15 tuổi đã vào Đà Nẵng, Sài Gòn tìm việc. Ông làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử Tây Nam Sài Gòn. Anh sớm giác ngộ cách mạng, tham gia Đoàn Thanh niên, rồi trở thành chiến sĩ biệt động, hoạt động bí mật trong nội thành. Năm 1964, ông được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa (Long An). Ngày 2/5/1964, ông nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi), để ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Mỹ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Công việc bại lộ, ông bị bắt lúc 22 giờ ngày 9/5/1964. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa ông ra tòa án quân sự kết án tử hình. Để cứu ông, một tổ chức du kích Venezuela tuyên bố trao đổi anh với một con tin là trung tá không quân Mỹ là Michael Smolen mà họ vừa bắt giữ. Tuy nhiên, sau khi viên sĩ quan Mỹ vừa được trả tự do thì ông bị đưa đi xử bắn. Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn tại sân sau nhà lao Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài. Trước khi bị xử tử, anh đã hô lớn "Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ! Đả đảo Nguyễn Khánh! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!" Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi trên tấm ảnh Nguyễn Văn Trỗi trên pháp trường như sau: “Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mĩ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của anh hùng Trỗi là tấm gương cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu thanh niên học tập”. Anh được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. (Theo Quyết định 1121/QĐ-UBND năm 2023 tỉnh Lạng Sơn, Quyết định 482/QĐ-UBND-HC năm 2022 tỉnh Đồng Tháp, Quyết định 08/QĐ-UBND năm 2018 tỉnh Ninh Thuận) (b) Nguyễn Viết Xuân (1933-1964) Nguyễn Viết Xuân sinh ngày 20/1/1933 tại thôn Thượng xã Ngũ Kiên huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 05/11/1952, Ông nhập ngũ và trở thành chiến sỹ của C3 Đoàn 99. Sau đó Ông trở thành chiến sỹ trinh sát của C832 D396. Năm 1955, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 18/11/1964, tại trận địa phòng không miền Tây tỉnh Quảng Bình. Máy bay phản lực Mỹ nhằm vào trận địa ném bom. Anh em trong đơn vị chưa quen bắn pháo nên có phần lúng túng, Ông đã kịp thời động viên: “các đồng chí hãy vững vàng, dũng cảm nhìn thẳng máy bay mà bắn. Ngày 19/11/1964, Nguyễn Viết Xuân hi sinh nhưng lời hô bất hủ của Ông “Nhằm thẳng quân thù, bắn !” còn vang vọng. Khi tử trận, ông mang quân hàm Thiếu úy, Chính trị viên Đại đội 3, Tiểu đoàn 14 pháo cao xạ, Sư đoàn 325, Quân khu 4. Cảm phục trước tấm gương hy sinh anh dũng, toàn quân đã noi gương Ông. Tổ quốc ghi nhớ công lao của Ông. Ngày 01/01/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho liệt Sĩ Nguyễn Viết Xuân. (Theo Quyết định 1121/QĐ-UBND năm 2023 tỉnh Lạng Sơn, Quyết định 08/QĐ-UBND năm 2018 tỉnh Ninh Thuận) Câu 4: Tham khảo thông tin về nhân vật "Nguyễn Chí Thanh" (1914-1967) Nguyễn Chí Thanh sinh ngày 01-01-1914, tên thật là Nguyễn Vịnh, quê ở làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tham gia Cách mạng từ năm 1934. Ông tham gia phong trào Mặt trận Bình dân, được kết nạp vào Đảng Công sản Đông Dương tháng 7/1937, năm 1938 làm Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên. Giữa năm 1939, bị thực dân Pháp bắt và giam ở các nhà lao Huế, Lao Bảo, Buôn Ma Thuột. Năm 1941, ông vượt ngục và cùng một số đồng chí khác thành lập Tỉnh ủy lâm thời Thừa Thiên. Năm 1943, ông lại bị bắt, ra khỏi tù sau cuộc Nhật đảo chính Pháp (3/1945), ông được cử đi dự hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào, được bầu vào Ban chấp hành trung ương Đảng, được chỉ định làm Bí thư Xứ ủy Trung kì. Năm 1947, được chỉ định làm Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên, sau đó làm Bí thư phân khu ủy Bình - Trị -Thiên. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951) ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương và được cử vào Bộ Chính trị. Sau ngày hòa bình lập lại ông đã góp phần xây dựng quân đội lớn mạnh, năm 1959, được phong quân hàm đại tướng. Trong kháng chiến chống Mĩ, ông được Đảng điều động trở lại quân đội, năm 1965 vào miền Nam tham gia lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ. Từ năm 1965 đến năm 1967, ông được phân công vào Nam, giữ chức Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Chính ủy Quân giải phóng miền Nam. Ông mất ngày 6/7/1967 tại Hà Nội . Ông là một tướng lĩnh kiệt xuất của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông là người đề xuất chiến thuật đánh áp sát của Quân giải phóng miền Nam với phương châm “nắm thắt lưng địch mà đánh”. Ông có nhiều bài viết và tác phẩm lý luận quân sự và chính trị như: Giương cao hơn nữa ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, rèn luyện lập trường, tư tưởng vô sản của chúng ta; Đảng ta lãnh đạo tài tình chiến tranh Nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang Nhân dân, cũng là người đề ra chiến thuật “Nắm thắt lưng địch mà đánh”... Do công lao và thành tích đối với tổ quốc, đối với cách mạng, ông được nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý, sau khi mất được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chương Quân công hạng hai. (Theo Quyết định 1121/QĐ-UBND năm 2023 tỉnh Lạng Sơn, Quyết định 482/QĐ-UBND-HC năm 2022 tỉnh Đồng Tháp, Quyết định 08/QĐ-UBND năm 2018 tỉnh Ninh Thuận) |
Lưu ý: Đáp án cuộc thi sưu tập tem bưu chính 2025 chỉ mang tính chất tham khảo!
Câu hỏi và đáp án cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2025? (Hình từ Internet)
Tem bưu chính Việt Nam được sử dụng để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính khi đáp ứng đủ các điều kiện gì?
Theo Điều 17 Nghị định 47/2011/NĐ-CP quy định sử dụng tem bưu chính Việt Nam như sau:
Điều 17. Sử dụng tem bưu chính Việt Nam
1. Tem bưu chính Việt Nam được sử dụng để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Do Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành;
b) Không bị cấm lưu hành;
c) Chưa có dấu hủy;
d) Còn nguyên vẹn.
2. Tem bưu chính đặc biệt trong thời hạn cung ứng, tem bưu chính phổ thông phải được bán trên mạng bưu chính công cộng theo đúng giá in trên mặt tem, trừ trường hợp tem bưu chính có dấu hủy.
3. Tem bưu chính đặc biệt hết thời hạn cung ứng vẫn có giá trị sử dụng để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính.
4. Việc thu hồi và xử lý tem bưu chính đặc biệt hết thời hạn cung ứng được thực hiện theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
5. Việc in tem bưu chính Việt Nam trên các ấn phẩm phải sử dụng tem bưu chính có in chữ “tem mẫu” (Specimen) hoặc tem bưu chính có dấu hủy, trừ trường hợp in phóng to gấp nhiều lần dưới dạng pa-nô, áp-phích.
Theo đó, tem bưu chính Việt Nam được sử dụng để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Do Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành;
- Không bị cấm lưu hành;
- Chưa có dấu hủy;
- Còn nguyên vẹn.
Quy định về lưu trữ tem bưu chính như thế nào?
Theo Điều 22 Nghị định 47/2011/NĐ-CP quy định về lưu trữ tem bưu chính như sau:
(1) Tem bưu chính Việt Nam dành cho lưu trữ quốc gia và hồ sơ mẫu thiết kế tem bưu chính Việt Nam là tài sản quốc gia và được lưu trữ, bảo quản theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
(2) Ngoài tem bưu chính Việt Nam dành cho lưu trữ quốc gia và hồ sơ mẫu thiết kế tem bưu chính Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm lưu trữ và bảo quản các loại kho tem bưu chính nghiệp vụ phục vụ cho các mục đích sau đây:
- Phục vụ tuyên truyền, quảng bá;
- Phục vụ nghiên cứu khoa học;
- Phục vụ các hoạt động trao đổi với các nước thành viên của Liên minh Bưu chính Thế giới và các tổ chức quốc tế;
- Phục vụ hoạt động quản lý nhà nước.
(3) Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về việc lưu trữ đối với tem bưu chính Việt Nam dành cho lưu trữ quốc gia, hồ sơ mẫu thiết kế tem bưu chính Việt Nam và việc lưu trữ đối với các kho tem quy định tại (2).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?
- Yêu cầu chung đối với việc lắp đặt hệ thống LPG theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7467:2005?
- Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
- Ký hiệu và phân lớp các yếu tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo Thông tư 08/2024/TT-BTNMT?