Tầng ozon nằm ở tầng nào trong khí quyển? Các chất phá huỷ tầng Ozon là gì?

Tầng ozon nằm ở tầng nào trong khí quyển? Các chất phá huỷ tầng Ozon là gì? Quy định về nội dung bảo vệ tầng ozon? Bộ TNMT có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ tầng ozon?

Tầng ozon nằm ở tầng nào trong khí quyển? Các chất phá huỷ tầng Ozon là gì?

Căn cứ theo khoản 24 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
34. Tầng ô-dôn là một lớp trong tầng bình lưu của Trái Đất, có tác dụng bảo vệ Trái Đất khỏi các bức xạ cực tím có hại từ Mặt Trời.
[...]

Theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 194/2011/TT-BTC quy định về các chất phá huỷ tầng Ozon như sau:

DANH SÁCH LOẠI TRỪ
[...]
4. Các chất phá huỷ tầng Ozôn (ODSs): Các hợp chất hoá học phản ứng với nhau và phá huỷ tầng bình lưu của Ozon, kết quả là tạo ra các ”lỗ hổng ozôn” rất lớn. Nghị định thư Montreal liệt kê chất ODSs và việc gây ảnh hưởng và giai đoạn hết tác dụng của các chất đó.
[...]

Như vậy, tầng ozon nằm ở tầng bình lưu trong khí quyển.

Các chất phá huỷ tầng Ozon (ODSs): Các hợp chất hoá học phản ứng với nhau và phá huỷ tầng bình lưu của Ozon, kết quả là tạo ra các ”lỗ hổng ozôn” rất lớn. Nghị định thư Montreal liệt kê chất ODSs và việc gây ảnh hưởng và giai đoạn hết tác dụng của các chất đó.

Tham khảo thêm tại Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn được điều chỉnh và sửa đổi.

Tầng ozon nằm ở tầng nào trong khí quyển? Các chất phá huỷ tầng Ozon là gì?

Tầng ozon nằm ở tầng nào trong khí quyển? Các chất phá huỷ tầng Ozon là gì? (Hình từ Internet)

Quy định về nội dung bảo vệ tầng ozon như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ tầng ozon như sau:

Điều 92Bảo vệ tầng ô-dôn
1. Bảo vệ tầng ô-dôn là hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm ngăn ngừa sự suy giảm tầng ô-dôn, hạn chế tác động có hại của bức xạ cực tím từ Mặt Trời.
2. Nội dung bảo vệ tầng ô-dôn bao gồm:
a) Quản lý hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát thuộc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về bảo vệ tầng ô-dôn trong thiết bị có các chất này khi không còn sử dụng;
c) Phát triển và ứng dụng công nghệ, thiết bị sử dụng các chất không làm suy giảm tầng ô-dôn, chất thân thiện khí hậu.
[...]

Theo đó, quy định về nội dung bảo vệ tầng ozon như sau:

- Quản lý hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ozon mà nước ta là thành viên;

- Thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát thuộc điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên về bảo vệ tầng ozon trong thiết bị có các chất này khi không còn sử dụng;

- Phát triển và ứng dụng công nghệ, thiết bị sử dụng các chất không làm suy giảm tầng ozon, chất thân thiện khí hậu.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ tầng ozon?

Theo khoản 3 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trong việc bảo vệ tầng ozon như sau:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Ban hành danh mục và hướng dẫn sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát phù hợp với lộ trình thực hiện điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, kiểm soát, giảm thiểu sử dụng và loại trừ các chất thuộc danh mục quy định tại điểm b khoản này; tổ chức thực hiện Kế hoạch quốc gia quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Tạ Thị Thanh Thảo
23 lượt xem
Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Countdown 2025 tổ chức vào ngày nào, thứ mấy? Tết dương 2025 người lao động nghỉ được mấy ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp lời chúc Giáng sinh ngắn gọn, mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Noel vào ngày bao nhiêu âm 2024? Lễ Giáng sinh bắt nguồn từ nước nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra từ ngày tháng năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
22 tháng 12 năm 2024 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Người lao động được nghỉ hưởng lương ngày 22 12 âm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp mẫu banner Giáng sinh 2024 đẹp mắt, ấn tượng nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tải giấy chứng nhận và giấy khen Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 7 Sơ khảo - cấp Trường dành cho nhà trường?
Hỏi đáp Pháp luật
chotet.cong doan.vn mua hàng trực tuyến Chợ Tết Công đoàn 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáng sinh là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh còn mang ý nghĩa gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 có bao nhiêu nước tham gia?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tìm hiểu Pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào