Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân các quận huyện tại TP Hồ Chí Minh?
Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân các quận huyện tại TP Hồ Chí Minh?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 năm 2020 quy định như sau:
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
2. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, Thành phố Hồ Chí Minh có 22 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 16 quận, 05 huyện và 01 thành phố; 312 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 58 xã, 249 phường và 05 thị trấn.
Như vậy, hiện nay TP Hồ Chí Minh có 01 thành phố (thành phố Thủ Đức), 16 quận (gồm quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 7, quận 8, quận 10, quận 11, quận 12, quận Phú Nhuận, quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh, quận Tân Phú, quận Bình Tân, quận Tân Bình) và 05 huyện (gồm huyện Bình Chánh, huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 năm 2020 quy định như sau:
Điều 4. Thành lập Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
1. Giải thể Viện kiểm sát nhân dân Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức để thành lập Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm kế thừa nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức theo quy định của pháp luật.
Như vậy, địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân các quận huyện tại TP Hồ Chí Minh chi tiết như sau:
STT | Địa bàn | Địa chỉ |
1 | Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức | 1402 Đồng Văn Cống, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh |
2 | Viện kiểm sát nhân dân quận 1 | 23 Nguyễn Trung Ngạn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh |
3 | Viện kiểm sát nhân dân quận 3 | 115 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
4 | Viện kiểm sát nhân dân quận 4 | 15/30 Đoàn Như Hài, Phường 12, Quận 4, TP Hồ Chí Minh |
5 | Viện kiểm sát nhân dân quận 5 | 103 Ngô Quyền, Phường 11, Quận 5, TP Hồ Chí Minh |
6 | Viện kiểm sát nhân dân quận 6 | 97 đường Trần Văn Kiểu, Phường 10, Quận 6, TP Hồ Chí Minh |
7 | Viện kiểm sát nhân dân quận 7 | Số 5 Đường Tân Phú, Phường Tân Phú, Quận 7, TP Hồ Chí Minh |
8 | Viện kiểm sát nhân dân quận 8 | Số 11 Dương Quang Đông, phường 5, quận 8, TP Hồ Chí Minh |
9 | Viện kiểm sát nhân dân quận 10 | Số 25 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, TP Hồ Chí Minh |
10 | Viện kiểm sát nhân dân quận 11 | Số 652 Hồng Bàng, Phường 16, Quận 11, TP Hồ Chí Minh |
11 | Viện kiểm sát nhân dân quận 12 | 479/85 đường Trương Thị Hoa, Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP Hồ Chí Minh |
12 | Viện kiểm sát nhân dân quận Phú Nhuận | 217 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh |
13 | Viện kiểm sát nhân dân quận Gò Vấp | 523 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh |
14 | Viện kiểm sát nhân dân quận Bình Thạnh | Số 18, Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh |
15 | Viện kiểm sát nhân dân quận Tân Phú | 714 Lũy Bán Bích, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh |
16 | Viện kiểm sát nhân dân quận Bình Tân | 35 Hồ Học Lãm, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh |
17 | Viện kiểm sát nhân dân quận Tân Bình | 337 Đường Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh |
18 | Viện kiểm sát nhân dân huyện Bình Chánh | Đường số 4, Thị Trấn Tân Túc, Huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh |
19 | Viện kiểm sát nhân dân huyện Cần Giờ | Lương Văn Nho, Thị trấn Cần Thạnh, Huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh |
20 | Viện kiểm sát nhân dân huyện Nhà Bè | Số 5 đường 20D, Phường Phú Xuân, Huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh |
21 | Viện kiểm sát nhân dân huyện Hóc Môn | 94 Đường Quang Trung, Thị trấn Hóc Môn, Huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh |
22 | Viện kiểm sát nhân dân huyện Củ Chi | Tỉnh Lộ 8 KP.07 T, Thị Trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh |
Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân các quận huyện tại TP Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn gì khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự gồm:
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra và lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
- Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.
- Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra.
- Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra khi cần thiết.
- Kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra.
- Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, cán bộ điều tra; xử lý nghiêm minh Điều tra viên, cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng.
- Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn gì khi kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam đó là:
- Trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam; hỏi người bị tạm giữ, tạm giam về việc tạm giữ, tạm giam.
- Kiểm sát hồ sơ tạm giữ, tạm giam.
- Yêu cầu Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam tự kiểm tra việc tạm giữ, tạm giam và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc tạm giữ, tạm giam; thông báo tình hình tạm giữ, tạm giam; trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam.
- Quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật.
- Kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền trong việc tạm giữ, tạm giam đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật.
- Khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm trong tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân bị cách chức khi nào?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Viện kiểm sát có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp lời chúc Giáng sinh ngắn gọn, mới nhất năm 2024?
- Đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 vòng 8 cấp huyện có đáp án 2024 - 2025?
- Lịch âm tháng 2 năm 2025 - Lịch vạn niên tháng 2 năm 2025 đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam?
- Chính thức chốt mức lương cơ sở cán bộ công chức viên chức năm 2025 chưa?