Người chưa thành niên là bị hại là gì? Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên là bị hại, người làm chứng từ 01/01/2026?

Người chưa thành niên là bị hại là gì? Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên là bị hại, người làm chứng từ 01/01/2026?

Người chưa thành niên là bị hại là gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định về người chưa thành niên là bị hại như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
3. Người chưa thành niên là bị hại là người dưới 18 tuổi trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.
[...]

Như vậy, người chưa thành niên là bị hại là người dưới 18 tuổi trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

Người chưa thành niên là bị hại là gì? Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên là bị hại, người làm chứng từ 01/01/2026?

Người chưa thành niên là bị hại là gì? Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên là bị hại, người làm chứng từ 01/01/2026? (Hình từ Internet)

Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên là bị hại, người làm chứng từ 01/01/2026?

Căn cứ theo Điều 22 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định về từ 01/01/2026, quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên là bị hại, người làm chứng như sau:

- Người chưa thành niên là bị hại có các quyền và nghĩa vụ

(1) Các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;

(2) Có người đại diện tham gia tố tụng;

(3) Được sự hỗ trợ của chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học trong trường hợp cần thiết;

(4) Được thông tin đầy đủ, kịp thời bằng ngôn từ đơn giản, thân thiện, dễ hiểu về những nội dung liên quan đến việc giải quyết vụ việc, vụ án;

(5) Được bảo đảm giữ bí mật cá nhân trong suốt quá trình giải quyết vụ việc, vụ án;

(6) Được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;

(7) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024;

(8) Được sự hỗ trợ của người làm công tác xã hội trong quá trình tố tụng;

(9) Được bồi thường thiệt hại và hỗ trợ theo quy định của Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 và các luật khác có liên quan;

(10) Khiếu nại quyết định về việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng;

(11) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024.

- Người chưa thành niên là người làm chứng có các quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm từ (1) đến (7) và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024.

Quy định về bồi thường cho người chưa thành niên là bị hại như thế nào?

Căn cứ theo Điều 160 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định về bồi thường cho người chưa thành niên là bị hại như sau:

Điều 160. Bồi thường cho người chưa thành niên là bị hại
1. Việc xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Việc bồi thường cho người chưa thành niên là bị hại phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời.
3. Trường hợp người chưa thành niên là bị hại bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe cần phải cứu chữa kịp thời nhưng người bồi thường chưa thể thực hiện bồi thường ngay thì có thể sử dụng kinh phí từ Quỹ Bảo Trợ trẻ em cho họ. Người có nghĩa vụ bồi thường phải thực hiện hoàn trả Quỹ theo quy định.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều này.

Như vậy, bồi thường cho người chưa thành niên là bị hại được quy định như sau:

(1) Việc xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

(2) Việc bồi thường cho người chưa thành niên là bị hại phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời.

(3) Trường hợp người chưa thành niên là bị hại bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe cần phải cứu chữa kịp thời nhưng người bồi thường chưa thể thực hiện bồi thường ngay thì có thể sử dụng kinh phí từ Quỹ Bảo Trợ trẻ em cho họ.

Người có nghĩa vụ bồi thường phải thực hiện hoàn trả Quỹ theo quy định.

(4) Chính phủ quy định chi tiết (3).

Lưu ý: Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026.

Trừ trường hợp quy định tại Điều 139 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024, khoản 1, khoản 2 Điều 162 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2028.

Người chưa thành niên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người chưa thành niên
Hỏi đáp Pháp luật
12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội tư 01/01/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chưa thành niên là bị hại là gì? Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên là bị hại, người làm chứng từ 01/01/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Tư pháp người chưa thành niên là gì? Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên từ 01/01/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Có cần xác định có hay không có người xúi giục người chưa thành niên bị buộc tội trước khi tiến hành tố tụng?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chưa thành niên phải thực hiện xin lỗi bị hại ngay tại phiên tòa có đúng hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2026, người chưa thành niên phạm tội bị hạn chế ra khỏi nhà từ 18h đến 6h hôm sau?
Hỏi đáp Pháp luật
Tòa án quyết định nơi cư trú của người chưa thành niên trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chưa đủ 18 tuổi có được tự mình thực hiện các giao dịch mua bán không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp con chưa đủ 18 tuổi không nằm trong nội dung của di chúc có được nhận di sản thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chưa thành niên có được đăng ký thành lập công ty hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người chưa thành niên
Lê Nguyễn Minh Thy
13 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào