Capybara là con gì? Capybara có ở Việt Nam không? Yêu cầu kiểm dịch động vật đối với chuột lang nước Capybara như thế nào?
Capybara là con gì? Capybara có ở Việt Nam không?
Tham khảo Capybara là con gì? Capybara có ở Việt Nam không? dưới đây:
Chuột lang nước (capybara) có tên khoa học là Hydrochoerus hydrochaeris. Chuột lang nước được biết đến là loài gặm nhấm lớn nhất trên thế giới. Với hình dáng gần giống lợn nước, capybara có khả năng sống gần nước và thích nghi tốt với những môi trường sống ẩm ướt.
Có biệt danh "bộ trưởng bộ ngoại giao" vì được yêu thích bởi sự gần gũi đặc tính thân thiện và hiền lành. Dù là loài hoang dã, Chúng ít khi cảnh giác và có xu hướng hòa đồng với con người, điều này khiến cho việc quan sát và tiếp xúc với chúng trở nên dễ dàng và thú vị, Capybara cũng được nuôi làm thú cưng ở các nước. Tại Việt Nam, một số vườn thú ở Đà Lạt hoặc Phan Rang có loài chuột đáng yêu này.
Trên đây là thông tin Capybara là con gì? Capybara có ở Việt Nam không? mang tính tham khảo
Capybara là con gì? Capybara có ở Việt Nam không? Yêu cầu kiểm dịch động vật đối với chuột lang nước Capybara như thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu kiểm dịch động vật đối với chuột lang nước Capybara như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1, khoản 4 Điều 44 Luật Thú y 2015 quy định về yêu cầu đối với động vật trên cạn nhập khẩu như sau:
Điều 44. Yêu cầu đối với động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu
1. Đối với động vật:
a) Khỏe mạnh; xuất phát từ vùng, cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc không có bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới và Việt Nam;
b) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam.
2. Đối với sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm:
a) Có nguồn gốc từ động vật đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam;
c) Được giết mổ, sơ chế, chế biến tại cơ sở sản xuất đã đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam.
3. Đối với sản phẩm động vật không dùng làm thực phẩm:
4. Trong trường hợp cần thiết, Cục Thú y giám sát quá trình cách ly kiểm dịch; kiểm tra, đánh giá hệ thống quản lý, giám sát dịch bệnh động vật, vệ sinh thú y tại nước xuất khẩu.
Như vậy, khi nhập khẩu chuột lang nước cần đảm bảo các yêu cầu kiểm dịch đối với động vật trên cạn gồm:
- Khỏe mạnh; xuất phát từ vùng, cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc không có bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới và Việt Nam.
- Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam.
Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, Cục Thú y giám sát quá trình cách ly kiểm dịch; kiểm tra, đánh giá hệ thống quản lý, giám sát dịch bệnh động vật, vệ sinh thú y tại nước xuất khẩu.
Kinh doanh chăn nuôi trang trại thì cần đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 55 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về khi thực hiện kinh doanh chăn nuôi trang trại thì cần đáp ứng các điều kiện như sau:
- Đáp ứng các điều kiện chung về chăn nuôi trang trại:
+ Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi theo quy định.
+ Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi;
+ Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;
+ Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;
+ Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại. Cụ thể như sau:
++ Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 100 mét; trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu là 150 mét.
++ Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô vừa đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 200 mét; trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu là 300 mét.
++ Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô lớn đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 400 mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 500 mét.
++ Khoảng cách giữa 02 trang trại chăn nuôi của 02 chủ thể khác nhau tối thiểu là 50 mét.
- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tìm hiểu Pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?