12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội tư 01/01/2026?
12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội từ 01/01/2026?
Căn cứ theo Điều 36 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định về biện pháp xử lý chuyển hướng như sau:
Điều 36. Biện pháp xử lý chuyển hướng
1. Khiển trách.
2. Xin lỗi bị hại.
3. Bồi thường thiệt hại.
4. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Quản thúc tại gia đình.
6. Hạn chế khung giờ đi lại.
7. Cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới.
8. Cấm đến địa điểm có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới.
9. Tham gia chương trình học tập, dạy nghề.
10. Tham gia điều trị hoặc tư vấn tâm lý.
11. Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.
12. Giáo dục tại trường giáo dưỡng.
Theo đó, 12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội tư 01/01/2026 như sau:
[1] Khiển trách.
[2] Xin lỗi bị hại.
[3] Bồi thường thiệt hại.
[4] Giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
[5] Quản thúc tại gia đình.
[6] Hạn chế khung giờ đi lại.
[7] Cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới.
[8] Cấm đến địa điểm có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới.
[9] Tham gia chương trình học tập, dạy nghề.
[10] Tham gia điều trị hoặc tư vấn tâm lý.
[11] Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.
[12] Giáo dục tại trường giáo dưỡng.
12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội tư 01/01/2026? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội từ 01/01/2026?
Căn cứ theo Điều 35 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024, thì nguyên tắc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội từ 01/01/2026 như sau:
- Việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; khả năng giáo dục, phục hồi của người chưa thành niên phạm tội và sự an toàn của bị hại, cộng đồng.
- Việc lựa chọn biện pháp xử lý chuyển hướng áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội phải phù hợp với hoàn cảnh, độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lý của họ.
- Người chưa thành niên phạm tội có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng.
Biện pháp xử lý chuyển hướng quy định tại các khoản 6, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 36 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 phải áp dụng đồng thời với một hoặc nhiều biện pháp xử lý chuyển hướng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 36 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024
Trường hợp người chưa thành niên phạm tội bị áp dụng nhiều biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng khác nhau nhưng cùng phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 23 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 thì thời gian thực hiện nghĩa vụ không vượt quá mức thời hạn cao nhất quy định đối với biện pháp được áp dụng.
- Không áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đồng thời với các biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng.
- Không áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng nếu tại thời điểm xem xét người phạm tội đã đủ 18 tuổi.
Trường hợp nào áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội từ 01/01/2026?
Căn cứ theo Điều 37 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định về trường hợp áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng như sau:
Điều 37. Trường hợp áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
Người chưa thành niên phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự thì có thể được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng:
1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 38 của Luật này;
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý, phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội ít nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 của Luật này;
3. Người chưa thành niên là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
Theo đó, người chưa thành niên phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì có thể được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng:
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 38 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024;
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý, phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội ít nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024;
- Người chưa thành niên là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?