Việc vệ sinh và xử lý cá hồi đóng hộp phải đáp ứng yêu cầu gì theo TCVN 6386:2003?
Việc vệ sinh và xử lý cá hồi đóng hộp phải đáp ứng yêu cầu gì theo TCVN 6386:2003?
Căn cứ theo tiết 2.1.1 Tiểu mục 2.1 Mục 2 TCVN 6386:2003, cá hồi đóng hộp (Canned Salmon) là sản phẩm được chế biến từ cá hồi đã bỏ đầu, nội tạng, đuôi, vây của các loài cá có tên khoa học được liệt kê sau đây và có thể được thêm muối, nước, dầu cá hồi và/ hoặc các loại dầu ăn khác:
- Salmo salar
- Oncorhynchus nerka
- Oncorhynchus kisutch
- Oncorhynchus tschawytscha
- Oncorhynchus gorbuscha
- Oncorhynchus keta
- Oncorhynchus masou.
Căn cứ theo Mục 5 TCVN 6386:2003, việc vệ sinh và xử lý cá hồi đóng hộp phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:
- Thành phẩm cá hồi đóng hộp không được chứa bất kỳ tạp chất lạ nào gây hại cho sức khoẻ con người.
- Khi thử nghiệm sử dụng các phương pháp lấy mẫu và kiểm tra theo quy định, sản phẩm phải:
+ Không được có vi sinh vật có thể phát triển trong các điều kiện bảo quản thông thường và
+ Không được có bất kỳ các chất nào khác bao gồm cả các chất có nguồn gốc từ các vi sinh vật với lượng có thể gây hại đến sức khoẻ của con người, phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng và + Không được đựng trong hộp có khuyết tật.
- Sản phẩm phù hợp với TCVN 6386:2003 phải được xử lý theo các phần tương ứng của Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm [TCVN 5603:1998 (CAC/RCP 1 - 1969, REV 3 - 1997)] và các Quy phạm tương ứng sau:
+ Qui phạm thực hành về thuỷ sản đóng hộp [TCVN 7266:2003 (CAC/RCP 10 - 1976)].
+ Quy phạm về vệ sinh đối với đồ hộp thực phẩm axit thấp và axit thấp đã axit hoá [TCVN 5542 – 91 (CAC 23 - 1979 )].
+ Các phần về sản phẩm thuỷ sản trong dự thảo đề nghị của Quy phạm thực hành quốc tế đối với thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản (đang được soạn thảo).
Việc vệ sinh và xử lý cá hồi đóng hộp phải đáp ứng yêu cầu gì theo TCVN 6386:2003? (Hình từ Internet)
Người tiêu dùng thực phẩm có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật An toàn thực phẩm 2010, người tiêu dùng thực phẩm có các quyền và nghĩa vụ dưới đây:
- Về quyền:
+ Được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm.
+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật.
+ Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
+ Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.
- Về nghĩa vụ:
+ Tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn về an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm.
+ Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
+ Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng thực phẩm.
Có bao nhiêu nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật An toàn thực phẩm 2010, có 06 nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm bao gồm:
- Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?